nguyendu.org.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Những di sản đặc biệt gắn với Nguyễn Du trên đất Thái Nguyên

    Những di sản đặc biệt gắn với Nguyễn Du trên đất Thái Nguyên

    ( 11/01/2016 )

    Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, con người và tác phẩm đã được tổ chức Văn hóa thế giới UNESCO công nhận và nhiều người biết đến. Nhân 250 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Du (1766-2015) chúng ta cùng tìm hiểu về những di sản văn hóa gắn với ông ở trên đất Thái Nguyên.

  • Năm thành tựu chủ yếu về nghiên cứu Truyện Kiều trong gần bốn chục năm qua

    Năm thành tựu chủ yếu về nghiên cứu Truyện Kiều trong gần bốn chục năm qua

    ( 08/01/2016 )

    Từ những năm 80 đến nay việc nghiên cứu Truyện Kiều ở nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc. Nếu công lao của các nhà yêu văn học thế kỉ XIX là chép tay và khắc ván in Truyện Kiều để phổ biến rộng rãi cả ba kí Trung Nam Bắc, thì thành tựu của những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX là phiên âm Truyện Kiều từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ và chú thích chú giải Truyện Kiều. Phong trào cổ súy Truyện Kiều đầu thế kỉ XX có công nâng cao vị thế Truyện Kiều trong mắt quốc dân, phát hiện cội nguồn của nó. Thành tựu nghiên cứu giữa thé kỉ XX gắn liền với hoạt động kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. Các giá trị nhân đạo, hiện thực, giá trị triết lí của Truyện Kiều được khẳng định. Bước sang giai đoạn từ những năm 80 đến nay nghiên cứu Truyện Kiều của chúng ta có năm thành tựu đáng chú ý.

  • Những yếu tố tác động đến Nguyễn Du và Truyện Kiều

    Những yếu tố tác động đến Nguyễn Du và Truyện Kiều

    ( 07/01/2016 )

    Nguyễn Du (1765 - 1820) sinh ra Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài hát xướng.

  • Chuyện lính Trường Sơn say mê... Kiều

    Chuyện lính Trường Sơn say mê... Kiều

    ( 31/12/2015 )

    Những lúc nghỉ ngơi, có dịp gặp nhau là họ bàn thảo về cái hay, cái tuyệt vời trong tác phẩm của cụ Nguyễn Du.

  • Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận.

    Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận.

    ( 23/12/2015 )

    Từ trong lòng xã hội phong kiến, khi mà quan điểm Nho giáo đang thống soái với những gọng kìm tàn bạo siết chặt số phận người phụ nữ thì Nguyễn Du đứng trên lập trường của chủ nghĩa nhân văn, tiến bộ đã xác quyết khả năng phi thường của nữ giới trên hành trình đi tìm giá trị bản thể. Với việc tự do lựa chọn và chủ động kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình, nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt đến tự do với tư cách là một chủ thể đích thực chứ không phải như là tha nhân trong mối quan hệ với nam giới…

  • Quan niệm về chữ Trinh trong Truyện Kiều

    Quan niệm về chữ Trinh trong Truyện Kiều

    ( 19/12/2015 )

    Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Buâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều. Lời thơ của nhà thơ Tố Hữu khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động khi có dịp đi qua Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Người ta nhớ thương Kiều và người ta nhớ đến Nguyễn Du.

  • Kim Vân Kiều lục hay thú chơi lật ngược Truyện Kiều

    Kim Vân Kiều lục hay thú chơi lật ngược Truyện Kiều

    ( 14/12/2015 )

    Từ sau khi Truyện Kiều chiếm lĩnh con tim bạn đọc nhiều thế hệ thì ngoài nghiên cứu, thảo luận ra, cảm hứng của độc giả nước ta hình thành hai thú chơi thanh nhã: một là xuôi dòng như vịnh Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều, bói Kiều, trò Kiều, tranh Kiều...; hai là ngược dòng là dịch thành thơ chữ Hán như các nhà Nho Lê Dụ, Nguyễn Kiên, Lê Mạnh Điềm... đã làm. Một nhà Nho khuyết danh khác lại có hứng thú đặc biệt là chuyển truyện thơ Nôm trở lại thành tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán, không liên quan gì với tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân. Đó là Kim Vân Kiều lục(1).

  • Đại thi hào Nguyễn Du: “Con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”

    Đại thi hào Nguyễn Du: “Con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”

    ( 09/12/2015 )

    Mở đầu “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…”. Và trong một câu thơ chữ Hán, Đại thi hào cũng khẳng định: “Mục trung sở xúc, năng vô lệ” (Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy).

  • Lại nói về cội nguồn của họ Nguyễn Tiên Điền

    Lại nói về cội nguồn của họ Nguyễn Tiên Điền

    ( 03/12/2015 )

    Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ là cụ Nguyễn Nhiệm ( Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành( Phương Trạch hầu), Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm ( Xuân Quận công ) thân phụ của Nguyễn Du.

  • Truyện Kiều ngày càng lan tỏa, ăn sâu vào đời sống, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

    Truyện Kiều ngày càng lan tỏa, ăn sâu vào đời sống, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

    ( 02/12/2015 )

    Trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm văn học nào lại được nhân dân yêu quý như Truyện Kiều. Không chỉ được chuyển thể thành những loại hình sân khấu như kịch, chèo, tuồng, cải lương... mà trong đời sống dân gian, từ nhiều đời nay, người ta đã truyền cho nhau nhiều cách thưởng thức tác phẩm nàyqua các trò ngâm Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều và cả bói Kiều. Từ một tác phẩm văn chương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đi vào đời sống qua lời ăn tiếng nói, qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian.

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website