Ở một trong những câu thơ mở đầu " Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong thơ chữ Hán, tác giả cũng đã thốt lên: “ Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy”.
Nằm phía bắc Hà Tĩnh, Nghi Xuân không chỉ được tạo hóa ban tặng phong cảnh sông núi hữu tình, những danh thắng kì thú mà còn là vùng đất sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng cho đất nước, trong đó có Nguyễn Du- Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Đối với ông Nguyễn Khắc Viện, công việc dịch Truyện Kiều đã được nâng lên hàng một nghệ thuật. Chúng ta được biết như thế vì ở đầu bản dịch Truyện Kiều của ông, do NXB Thế Giới tái bản lần thứ 5, có bổ sung và in năm 2012, ngoài một bài giới thiệu Truyện Kiều và thân thế Nguyễn Du (Présentation du Kiều)(1), còn có thêm một bài thứ hai Quelques considérations sur l’art de traduire (Một vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch), trong đó ông bày tỏ: “Kiều là một áng thơ, áng thơ lớn, đòi hỏi chúng ta, nếu muốn dịch, phải dịch bằng thơ”.
Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 16 / 9 / 1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay. Ngay chính gia đình ông, bản thân ông cũng là cả một tấn bi kịch. Bản thân ông bị xô đẩy, phiêu bạt, khi về quê vợ ở Thái Bình, khi về lại núi Hồng sông Lam, rồi sau này ra làm quan nhà Nguyễn... Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, có cả thơ chữa Hán và chữ Nôm, có cả Đường thi và lục bát dân tộc, có cả thơ trường thiên và đoản thiên. Ông có ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) tổng cộng 250 bài; có những bài ca đối đáp đậm chất phiêu du của một thời tuổi trẻ (Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu); có Văn tế thập loại chúng sinh sâu thẳm lòng người; và nhất là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng khắp thế giới.
Truyện Kiều của Nguyễn Du, phiên giải tiếng Việt bằng kí tự La tinh in năm 1875 của Trương Vĩnh Ký (TVK) thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của tiếng Việt hiện đại. Bản in được lưu hành trong đời sống văn hóa, khi không hiếm có những độc giả biết và vẫn nhiều người đã và đang tự nguyện học chữ Hán Nôm. Giá trị nhiều mặt của sự ổn định và phát triển của vốn từ, sự thay đổi linh hoạt trong cấu trúc ngữ pháp, sự sáng tạo trong cách phiên âm và cách chuyển điệu gieo vần tài hoa của Nguyễn Du, được diễn giải tiên phong chuyển tải khá lưu loát và tương đối trung thành với nội dung nguyên tác. Vì nhu cầu dạy học và phổ biến chữ quốc ngữ mới nên soạn giả không in kèm nguyên tác chữ Nôm, nhưng TVK in lời tựa bằng tiếng Pháp.
Đầu năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du về quê Tiên Điền, kết thúc "10 năm gió bụi" ở Thái Bình và ở lại đây cho đến năm 1802. Đây là lần nhà thơ ở Tiên Điền lâu nhất, hơn 6 năm; cộng với những lần qua lại ghé về và những lần nghỉ phép lúc làm quan, thì trong cuộc đời 15 năm, Nguyễn Du chỉ ở quê cha đất tổ chưa đầy 8 năm.
“Nguyễn Du là đại diện sáng giá cho những ai làm thơ, chọn ngôn ngữ làm phương tiện cho nghề và nghiệp của mình”, GS Phong Lê đã nói như vậy ở Hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” tổ chức tại Hà Nội ngày 13.10.
Để giải thích Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu thường dựa vào các hành động, sự kiện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện... Tuy nhiên không chỉ có các yếu tố thi pháp nói trên có giá trị trong việc giải thích mà còn có các yếu tố khác, như mùi vị chẳng hạn.
Truyền thống văn hiến bao đời của đất nước và quê hương, ghi nhận một tài năng xuất chúng: Đại thi hào, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du (1765-1820). Vinh dự cho đất Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh có được người con đã thăng hoa để trở thành một thiên tài của lịch sử, của nhân loại và của mọi thời đại.