nguyendu.org.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Khơi lại mạch nguồn tồn thể

    Khơi lại mạch nguồn tồn thể

    ( 05/11/2015 )

    “Kể từ Nguyễn Du và Shakespeare Hai ông này giống nhau nhiều nhất ở điểm: nêu sự tình bi đát cùng độ, để thỉnh thoảng cho len lỏi vào những lời thơ phiêu bồng thơ ngây khôn tả. Nghĩa là nói cách khác: nêu ra sự chấn động của toàn khối hiện thể để khiến người ta khơi lại mạch nguồn tồn thể”.

  • Sự khác biệt trong cách ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong Kim vân Kiều truyện và Truyện Kiều

    Sự khác biệt trong cách ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong Kim vân Kiều truyện và Truyện Kiều

    ( 01/11/2015 )

    Đã có không ít học giả ca ngợi Truyện Kiều không tiếc lời trong bài viết của mình. Tại lễ kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Du năm 1924, trong Bài diễn thuyết về quốc văn, Phạm Quỳnh đã say mê bộc bạch tình yêu của mình đối với Truyện Kiều – tác phẩm mà ông cho rất là quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi: “Hiện nay suốt quốc dân ta, từ trên hàng thượng lưu học thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngân Truyện Kiều…”. Với ông Truyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả dân tộc” và cũng “chiếm được một địa vị cao quý” trong nền văn học thế giới.

  • Đi tìm bức tranh cuộc sống trong cảm thụ của Nguyễn Du

    Đi tìm bức tranh cuộc sống trong cảm thụ của Nguyễn Du

    ( 29/10/2015 )

    Xưa nay người ta biết đến Nguyễn Du vì Truyện Kiều đã trở thành áng văn chương trác tuyệt. Chỉ một tác phẩm ấy thôi cũng đủ làm cho tên tuổi Tố Như sống mãi với muôn đời, muôn dân. Bởi qua văn chương Truyện Kiều ta tìm thấy một Nguyễn Du tiên sinh với chữ Tâm sáng, ấm như sao Khuê; một pháp sư về ngôn ngữ mà ở đó những điển cố dù rắc rối oái oăm đến đâu cũng trở nên mĩ lệ, thanh thoát nhưng thâm thuý uyển chuyển đến lạ lùng. Dưới ngòi bút Nguyễn Du ngôn ngữ bình dị của “dân đen con đỏ” cùng những thành ngữ, tục ngữ được sử dung rất thần tình, được đúc thành những câu thơ gọn ghẽ, đông đặc, sinh động đến mức khiến nhiều khi độc giả ngần ngai không quyết định được rằng phần nào là của Nguyễn Du đã dùng thành ngữ, tục ngữ, phần nào là câu văn Nguyễn Du đã trở nên thành ngữ tục ngữ.

  • Chữ 'Thân' và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều.

    Chữ "Thân" và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều.

    ( 28/10/2015 )

    Một đặc điểm thường thấy của các tác phẩm văn học vĩ đại là tầng hàm nghĩa của chúng vô cùng phong phú cho phép có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, bổ sung nhau, tầng tầng lớp lớp, hầu như là vô tận. Hàm nghĩa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Đó chính là lí do làm cho vấn đề tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay vẫn là một điểm sôi động, tiếp tục xuất hiện những cách hiểu khác nhau mà mỗi cách đều có cái lí riêng của nó. Đến lượt mình, chúng tôi với tình yêu vô hạn đối với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, cũng xin mạo muội trình thêm một cách hiểu để chư vị tham khảo.

  • 'Cảm hứng tự thương' của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

    "Cảm hứng tự thương" của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

    ( 27/10/2015 )

    Nguyễn Du từng cất lên tiếng kêu đứt ruột: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” .... “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!” (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du).

  • Truyện Kiều: Từ văn học tới điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách

    Truyện Kiều: Từ văn học tới điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách

    ( 25/10/2015 )

    1. Đối với một tác phẩm kinh điển lớn của văn học dân tộc như Truyện Kiều, các phương thức diễn dịch nghệ thuật tất yếu sẽ phải nảy sinh (Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Sân khấu, Điện ảnh, v.v).

  • Truyện thơ Nôm bác học trong đời sống của người bình dân

    Truyện thơ Nôm bác học trong đời sống của người bình dân

    ( 25/10/2015 )

    Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. ( Nguyễn Du – Trích Truyện Kiều )

  • Nguyễn Du và “Những điều trông thấy”

    Nguyễn Du và “Những điều trông thấy”

    ( 23/10/2015 )

    Ở một trong những câu thơ mở đầu " Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong thơ chữ Hán, tác giả cũng đã thốt lên: “ Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy”.

  • Trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du

    Trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du

    ( 18/10/2015 )

    Nằm phía bắc Hà Tĩnh, Nghi Xuân không chỉ được tạo hóa ban tặng phong cảnh sông núi hữu tình, những danh thắng kì thú mà còn là vùng đất sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng cho đất nước, trong đó có Nguyễn Du- Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

  • Nghệ thuật dịch Truyện Kiều qua bản dịch của Nguyễn Khắc Viện và của Xuân Phúc - Xuân Việt

    Nghệ thuật dịch Truyện Kiều qua bản dịch của Nguyễn Khắc Viện và của Xuân Phúc - Xuân Việt

    ( 18/10/2015 )

    Đối với ông Nguyễn Khắc Viện, công việc dịch Truyện Kiều đã được nâng lên hàng một nghệ thuật. Chúng ta được biết như thế vì ở đầu bản dịch Truyện Kiều của ông, do NXB Thế Giới tái bản lần thứ 5, có bổ sung và in năm 2012, ngoài một bài giới thiệu Truyện Kiều và thân thế Nguyễn Du (Présentation du Kiều)(1), còn có thêm một bài thứ hai Quelques considérations sur l’art de traduire (Một vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch), trong đó ông bày tỏ: “Kiều là một áng thơ, áng thơ lớn, đòi hỏi chúng ta, nếu muốn dịch, phải dịch bằng thơ”.

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website