nguyendu.org.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Độc đáo chữ 'Hồn' của Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều

    Độc đáo chữ "Hồn" của Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều

    ( 29/11/2017 )

    Nhân kỷ niệm 250 ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hoá thế giới, Bộ môn Tâm lý và Giáo dục trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Văn Tịnh, giảng viên, Hội viên Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Tĩnh, in trong Tuyển tập “Vọng mãi lời quê” (2015) của Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Tĩnh.

  • Truyện Kiều qua các khuynh hướng phê bình văn hóa, giáo khoa, phân tâm học nửa đầu thế kỷ XX

    Truyện Kiều qua các khuynh hướng phê bình văn hóa, giáo khoa, phân tâm học nửa đầu thế kỷ XX

    ( 14/11/2017 )

    Đề cao Truyện Kiều về phương diện văn hóa (quốc ngữ, quốc học, quốc hồn - Nhóm Nam phong tạp chí)

  • Bàn luận về Nguyễn Du trên một số tạp chí miền Nam giai đoạn 1954-1975.

    Bàn luận về Nguyễn Du trên một số tạp chí miền Nam giai đoạn 1954-1975.

    ( 09/11/2017 )

    Tóm tắt Trên các tạp chí ở Miền Nam giai đoạn 1954-1975, các bài nghiên cứu và phê bình linh hoạt nhìn ngắm Nguyễn Du từ đủ mọi góc độ, có góc độ truyền thống như phê bình luân lý, trực cảm; có góc độ hiện đại như tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học… Trong các nghiên cứu về Nguyễn Du, tác phẩm là đối tượng được quan tâm nhất; công chúng đọc là đối tượng thời điểm đó còn chưa được để ý đúng mức.

  • Truyện Kiều và vấn đề kinh doanh

    Truyện Kiều và vấn đề kinh doanh

    ( 31/10/2017 )

    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá và thế giới đang hướng đến Xã hội tri thức (Báo cáo Thế giới 2005 của UNESCO đã lấy nhan đề là Hướng tới các Xã hội tri thức). Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải khẳng định mình trước các vấn đề lớn: Anh là ai (quốc gia, dân tộc)? Có trách nhiệm gì với xã hội? Sứ mệnh của anh đóng góp được gì cho lợi ích cộng đồng. Và anh có thể sử dụng tri thức trong mọi lĩnh vực để phục vụ, phát triển con người một cách công bằng, an sinh và bền vững?...

  • Về các bản dịch “Truyện Kiều” ra Trung văn

    Về các bản dịch “Truyện Kiều” ra Trung văn

    ( 05/10/2017 )

    “Truyện Kiều” là một hiện tượng độc đáo trên nhiều phương diện, trong đó có phương diện tiếp nhận văn học. Từ một tiểu thuyết chương hồi bằng chữ Hán, Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện để sáng tạo nên kiệt tác thơ Nôm, rồi sau đó lại được người Trung Quốc tiếp nhận lại bằng việc dịch ra chữ Hán. Trong quá trình “tiếp nhận ngược” này lại nảy sinh nhiều vấn đề, chẳng hạn việc học giả Trung Quốc do nghiên cứu “Truyện Kiều” qua bản dịch thiếu chất lượng mà đưa ra những đánh giá sai lệch hoặc hạ thấp giá trị “Truyện Kiều” và sáng tạo của Nguyễn Du. Bài viết điểm lại các bản dịch “Truyện Kiều” ra tiếng Trung như là cách ghi nhận đóng góp của các dịch giả Trung Quốc trong việc truyền bá kiệt tác văn học Việt Nam ra thế giới, đồng thời chỉ ra một số vấn đề còn bất cập trong dịch thuật ngõ hầu có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về thực trạng các bản dịch, để thấy được rằng vẫn cần “những cuộc chinh phục không ngừng nghỉ” để có một bản dịch “Truyện Kiều” chất lượng hơn trong tương lai.

  • CẢNH  ĐẸP THÀNH THĂNG LONG THỜI TÂY SƠN QUA THI CA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN (1750- ? )

    CẢNH ĐẸP THÀNH THĂNG LONG THỜI TÂY SƠN QUA THI CA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN (1750- ? )

    ( 03/10/2017 )

    Chùm thơ Đoàn Nguyễn Tuấn viết về cảnh vật thành Thăng Long, là một tập thơ kiệt tác trong kho tàng văn học chữ Hán nước ta. Tập thơ gồm 28 bài, như 28 vì sao khuê, nhị thập bát tú, tiếc thay trong Hải Ông Thi tập, nxbKHXH. 1982 chỉ in lại có 23 bài, tôi xin dịch thơ đường luật hết 23 bài ấy để giới thiệu những hạt ngọc trong thi ca Việt Nam chưa được lưu ý đến.

  • Dấu xưa Nguyễn Du trên bến Giang Đình

    Dấu xưa Nguyễn Du trên bến Giang Đình

    ( 16/08/2017 )

    Có lẽ trên con đường hành hương qua bến bờ cổ độ huyền thoại này, thơ Nguyễn Du là thứ lửa duy nhất có đủ sức soi rõ bao cuộc trăm năm, cho người đời sau có thể nương vào ánh sáng ấy mà lần dò ra từng quá khứ...

  • Tính chất thương mại trong Truyện Kiều

    Tính chất thương mại trong Truyện Kiều

    ( 31/07/2017 )

    Đồng tiền được sinh ra trong đời sống xã hội là một thành tựu – như một phát minh lớn của loài người! Nó cũng giống như con người tìm ra lửa, ra rượu - rồi giữ được rượu và lửa đồng hành trong xã hội loài người!

  • Vài nét về cuốn Kiều Nôm Tự Đức 19 (1866)

    Vài nét về cuốn Kiều Nôm Tự Đức 19 (1866)

    ( 30/06/2017 )

    Cuốn Kiều Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản in năm Tự Đức thứ 19 (1866) hiện đang lưu giữ tại khu di tích Nguyễn Du ở thị trấn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là bản khắc in cổ nhất tính đến thời điểm hiện nay. Như vậy bản Kiều Nôm Liễu Văn Đường Tự Đức 24 (1871) chưa phải là bản được in theo lối khắc ván đầu tiên như một số nhà nghiên cứu đã khẳng định, và chúng ta hi vọng là còn có khả năng phát hiện thêm những bản khắc in có niên đại sớm hơn.

  • Thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích

    Thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích

    ( 29/06/2017 )

    Thơ vịnh hay Đề từ Nhiều bản in ván khắc chữ Nôm Truyện Kiều ở ngay đầu sách đều có bài thơ chữ Hán của Phạm Quý Thích mở đầu bằng câu “Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường” (sau đây viết tắt là bài Giai nhân bất thị).

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website