Ngày 27 tháng 07 năm 2015
Nguyễn Du đã vì Thúy Kiều mà đem hốt tài hoa để dựng lên một tòa tân thanh lặng lẽ giữa bể dâu, để âm thầm làm tan nát lòng người và làm chấn động cả khối tam giáo phương Đông. Mười lăm năm luân lạc của nàng đã đem lại cho đời hằng sa ẩn ngữ, và mở ra những chân trời lồng lộng cho cuộc hội thoại giữa thi ca và tư tưởng.
Bao năm qua đã có biết bao công trình nghiên cứu cũng như vịnh thơ về Kiều. Có người khiêm cẩn, có kẻ phiêu bổng, lại có người gàn dỡ muốn khệnh khạng phê bình đánh giá theo thể lệ giáo khoa. Nay Hồ Công Khanh muốn trình bày truyện Kiều dưới dạng thảo bút, với ý đổ muốn cùng bạn độc chia sẻ một ý vị mới. Tôi vốn mê tranh thủy mặc, cho nên mê cả thư pháp Trung Hoa. Từ bé, mong ước được học hỏi về thư pháp. Tập một thời gian thấy không đi đến đâu, bèn bỏ dở. Cũng vốn rất dị ứng với cái- gọi- là “thư pháp tiếng Việt" nhưng có lần tôi về quê, tình cờ đến nhà Hồ Công Khanh thấy anh đang dạy cho một ni cô dung nhan tuyệt tục học thư pháp. Trong vóc dáng gầy gò và thanh thản, trông anh như một đạo sĩ đang đem hết tài hoa phổ vào nét bút; và ni cô thì trầm mặc trong từng giọt mực như pho tượng Bổ Tát Quan Âm, tôi chợt hiểu vì sao suốt một đời mình học tập thư pháp mà vẫn cứ “mang nhiên vô sở đắc".
Than ôi, muốn luyện chữ, trước hết phải luyện tâm, như ni cô đem tâm thiền để học thư pháp. Ngẫm lại mình, suốt một đời tâm cứ luôn vọng động thì mong gì có được thành tựu trong một cuộc chơi đòi hỏi đến hai chữ tĩnh và hư ?
Khanh vốn là một công tử nhà giàu, khỉ học đại học phải thuê khách sạn; nhưng rồi cuộc đời đã quật ngã anh từ đỉnh cao xuống tận hố đen. Anh đã có một thời gian lang thang như cô hồn vô chủ. Bán báo. Đạp xích lô. Quay về quê cũ ở Đà Nẵng, từ hai bàn tay trắng anh bỏ biết bao công sức gây dựng lên một vườn hoa và một mái nhà tồi tàn. Nhưng nơi đây anh bắt đầu miệt mài luyện tập thư pháp, có lẽ cũng muốn tham dự vào cuộc chơi cửa bọn tài tử đi tìm cái đẹp, nhưng tiểu thành. Mười năm sau đã có sở đắc về hai chữ “tĩnh” và "hư" nét bút Khanh thêm phần tung hoành phóng dật, bút mực lâm ly.
Nay Khanh muốn dùng viết lại truyện Kiều dưới dạng thảo bút để mong cùng bạn đọc tìm thêm một chút ý vị truyện Kiều. Nếu bạn đọc tìm thấy được thêm một chút ý vị nào đó trong truyện Kiều qua nét bút của Khanh thì có lẽ anh cũng đã hoàn thành tâm nguyện trong cuộc giữa “cõi người ta".
Sài Gòn, Mạnh Xuân Ất Dậu (2005)
Huỳnh Ngọc Chiến
và...
Như trong Thay lời giới thiệu, Truyện Kiểu Thảo bút, trước hết và lớn nhất vẫn là nét chữ Việt phóng thảo đã được rèn luyện bao năm trời của Hồ Công Khanh. Nhưng xét rằng nghệ thuật và sự hiểu biết nội dung tác phẩm cần vẹn đôi bề cho độc giả nên Công ty Gia Vũ đã nhờ tôi sưu tầm chú thích và đặt vào từng trang sách làm sao cho gọn gàng. Dù biết mình trí tài có hạn nhưng vì yêu Truyện Kiều và nét chữ nên đàm liều, cố gắng làm theo yêu cầu của những người bạn. Chú thích Ương mỗi trang (theo bản của hai cụ Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim) đều đầy đủ, dễ hiểu, và ngắn gọn (vì không có "đất" gieo những điển cố dài dòng) để bạn đọc, nhất là học sinh phổ thông và sinh viên có thể vừa nhìn chữ đẹp vừa sử dụng được cho việc học cửa mình. Mục đích chỉ có thế thôi!
Dù đã nỗ lực và cẩn trọng nhưng chắc phần chú thích vẫn còn thiếu sót. Kính mong quý thức giả chỉ giáo để sau này sách càng hoàn thiện hơn khi được tái bản.
Cẩn chí
BÙI THỨC PHƯỚC
TRUYỆN KIỀU — Một tác phẩm "khá mỏng", chỉ có 22.778 chữ, mà cực kỳ đồ sộ! Chắc chắn Truyện Kiều vẫn còn đang che giấu nhiều "điều bí mật thú vị", mà phải nhiều người, nhiều năm nữa mới khám phá hết, Do vậy, quyển Truyện Kiều tranh minh họa này không thể không còn sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy của quý vị độc giả
Thành phổ Hồ Chí Minh ngày 3-11/1999
Trần Kim LÝ THÁI THUẬN