nguyendu.org.vn
Loading...

Số hóa tài liệu thư viện: Vấp phải rào cản bản quyền


Việc đẩy mạnh số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin được xem là giải pháp tối ưu giúp ngành thư viện nâng cao chất lượng phục vụ cũng như vượt qua thách thức do đại dịch Covid-19 mang lại. Tuy nhiên, tốc độ số hóa hiện nay đang bị chậm lại bởi rào cản bản quyền.
 
Tốc độ số hóa tài liệu thư viện bị chậm lại do vấn đề bản quyền Ảnh: THỤY DU
 
Thực tế, quy định về bản quyền đang ảnh hưởng lớn đến việc các thư viện số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin. Thư viện chỉ được số hóa tài liệu với mục đích bảo quản hoặc nghiên cứu.
 
Số hóa xong... cất đi?
 
Theo ThS Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội), đa phần bản quyền sách, tài liệu… đang thuộc về các nhà xuất bản nên việc đàm phán để sở hữu bản quyền gặp nhiều khó khăn. Vất vả đàm phán được, hay có người chủ động tặng thì lại vướng quy định thư viện không được số hóa với mục đích cung cấp cho bạn đọc, do đó, các tài liệu số hóa hiện nay chỉ được sử dụng nội bộ, không được chia sẻ rộng rãi... “Số hóa tài liệu xong, bạn đọc chỉ có thể tra cứu thông tin cơ bản là thư mục trên hệ thống. Nếu muốn đọc toàn văn, độc giả vẫn phải đến thư viện. Điều này khiến họ mất thêm thời gian trong tiếp cận tài liệu. Chúng ta đang đẩy nhanh tốc độ phát triển văn hóa đọc nhưng chính sách lại đang khiến bạn đọc bị chậm trong tiếp cận thông tin”, bà Thủy thông tin.
 
Ông Đỗ Bình Nguyên, Giám đốc Thư viện tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Thời gian tới khi xây dựng thư viện số, Thư viện tỉnh Thái Nguyên chắc chắn sẽ gặp những vấn đề về số hóa tài liệu do vướng mắc về bản quyền. Không muốn số hóa tài liệu chỉ để bảo quản, nghiên cứu, chúng tôi đang tính đến phương án xin “share” lại những tài liệu đã được số hóa, công khai. Với chính sách hiện nay, các thư viện không nên đặt nặng việc phải số hóa bằng được một tài liệu nào đó”.
 
Ngoài những thư viện nêu trên, Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng đã số hóa các luận án tiến sĩ, tài liệu nghiên cứu, thế nhưng, thông tin đầy đủ của các tài liệu số này lại không được cung cấp trực tuyến. Thực trạng tương tự cũng xảy ra tại Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ).
 
Thiếu chính sách đặc thù
 
Thiếu nguồn tài liệu số hóa nên dịch vụ đọc trực tuyến khó có thể đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Thêm vào đó, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng người sử dụng dịch vụ thư viện và đăng ký làm thẻ giảm sút mạnh. Thay vì sử dụng các dịch vụ thư viện, họ đã chuyển sang đọc các tài liệu được cung ứng từ các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, cá nhân…
 
Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) cho hay, Điều 22 chương II Nghị định số 22/2018/NĐ-CP nêu rõ: “Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số”. Quy định này đang là rào cản rất lớn khiến các thư viện gặp khó trong việc số hóa tài liệu. “Quy định bản quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ, khuyến khích sự sáng tạo của tác giả đối với các tác phẩm, trong khi đó, thư viện lại là thiết chế phục vụ miễn phí cho cộng đồng. Khi số hóa tác phẩm mà đưa ra phục vụ miễn phí, quyền lợi của chủ sở hữu sẽ bị ảnh hưởng. Chính những điều này đang không cho phép thư viện phân phối bản sao tác phẩm đến công chúng”, ông Phạm Quốc Hùng nêu.
 
Bên cạnh đó, bà Vũ Dương Thúy Ngà (nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL) cũng chia sẻ: “Đã có trường hợp một số thư viện, nhà cung cấp dịch vụ tài liệu số ngang nhiên sử dụng tài liệu có bản quyền mà không hề xin phép hoặc liên hệ với tác giả. Điều này đã gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích của tác giả và đơn vị nắm giữ tác quyền. Vậy nên, việc quy định về tác quyền được siết chặt, khiến các thư viện gặp khó cũng là điều dễ hiểu. Để tháo gỡ, rất cần những quy định ngoại lệ về bản quyền cho thư viện trong việc số hóa và đưa ra phục vụ rộng rãi”.
 
Để bản quyền không còn là rào cản trong số hóa tài liệu, tài nguyên thông tin thư viện, ông Phạm Quốc Hùng thông tin, hiện Vụ Thư viện - Bộ VHTTDL vẫn đang phối hợp chặt chẽ với Cục Bản quyền tác giả trong việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật và hướng dẫn các thư viện thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bản quyền tác giả trong thư viện. Việc khắc phục sẽ được triển khai theo hướng bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả gắn với quyền tiếp cận thông tin của cộng đồng.
 
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Thủy đề xuất, trước mắt các thư viện cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn tài liệu, tài nguyên thông tin số. “Thay vì mua bản cứng tài liệu, các thư viện có thể mua bản mềm, hình thành cơ sở dữ liệu số. Bài học từ các nước trên thế giới cho thấy, các nhà xuất bản, thư viện hợp tác với nhau trong xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu chứ không phải một mình thư viện cứ cố gắng “đổi bản cứng thành mềm. Các thư viện vì thế sẽ dễ dàng trong đa dạng hóa nguồn tài liệu số và cung cấp đến bạn đọc”.
 
 
Theo Báo Văn hóa

 


Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website