nguyendu.org.vn
Loading...

Những hiện vật liên quan đến truyện Kiều của Nguyễn Du đang lưu giữ tại BTLSQG


Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của nước ta, được kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”.
 
Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), nhưng lại sinh ra ở Thăng Long trong một gia đình đại quý tộc. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể tướng triều Lê. Thân mẫu ông là Trần Thị Tần, người xã Hoa Thiều, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Mồ côi cha năm mười tuổi, hai năm sau lại mồ côi mẹ, Nguyễn Du phải đến nhà Nguyễn Khản - người anh cả khác mẹ đang giữ chức Tả thị lang bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Năm 1783, ông thi đỗ Tam trường, được thay người bố nuôi họ Hà giữ chức quan võ ở Thái Nguyên. Năm 1789, Tây Sơn đánh tan quân Thanh, Nguyễn Du cùng ba người anh cùng mẹ định chạy theo phò tá Lê Chiêu Thống nhưng việc không thành, phải về sống nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thái Bình, ít lâu sau thì vào Nghệ An. Năm 1796, ông định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị quân Tây Sơn  bắt giam ba tháng, sau trở về sống ở Tiên Điền. Năm 1802, ông ra hợp tác với triều Nguyễn và luôn được thăng tiến. Năm 1805, Nguyễn Du được giữ chức Đông các điện học sỹ. Năm 1809, ông được cử làm Cai bạ Quảng Bình, năm 1815 được thăng chức cần Chánh điện học sỹ và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa được đi thì mất đột ngột trong một trận đại dịch, làm chết hàng vạn người ở thời điểm đó. Cuộc đời Nguyễn Du đã trải nghiệm giữa một thời đại bão táp với những nỗi thăng trầm chìm nổi.
 
Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du có số lượng lớn, đa dạng về thể loại bao gồm: 02 bài thơ Nôm Thác lời trai phường nónVăn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Văn tế thập loại chúng sinh… Nhưng nổi tiếng nhất chính là tác phẩm Truyện Kiều thì Nguyễn Du mới bộc lộ đầy đủ tài năng nghệ thuật của mình. Đây là tác phẩm phóng tác, chuyển thể từ tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), nhưng ông đã chuyền tải được tâm hồn dân tộc trong hình thức thơ lục bát sâu lắng, diễm lệ. Vì thế, Truyện Kiều đã có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng ở Việt Nam, trở thành cuốn sách để học hỏi lẽ đời va ảnh hưởng đến trở lại cả dòng thơ ca dân gian như ca dao, dân ca, hò vè…
 
Tìm hiểu những văn bản về Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam gồm có bản chữ Hán và bản dịch tiếng Việt.
 
Bản chữ Hán: chỉ có một bản gốc duy nhất, đó là bản chép tay ở  Viễn Đông Bác Cổ Học viện, ký hiệu A953, nhan đề Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ, lập ngày 23 - 3 - 1954 (Archives micronormalisées - Photoza - Paris), hiện nay ở phòng Microfilm Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bản này gồm 4 quyển chép tay với 478 trang chữ Hán. Cột bên trái trang mục lục và đầu mỗi hồi đều đề: Thánh Thán ngoại thư – Quán Hoa Đường bình luận – Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Sách được chia làm 20 hồi, đầu mỗi hồi là Lời bình của Kim Thánh Thán trước khi đi vào nội dung cụ thể.
 
Bản dịch tiếng Việt:
 
+ Bản dịch của ùng Sơn Nguyễn Duy Ngung (Phan Bá Cẩn xuất bản năm 1925), được Nhà tân Dân tái bản năm 1928, chỉ lược dịch 17 hồi (bỏ hẳn ba hồi 6, 10, 20), lời dịch sơ sài không bám sát nguyên bản.
 
+ Bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh năm 1962 được Viện Văn học in roneo nay đã được Nhà xuất bản Hải Phòng cho phát hành rộng rãi lần đầu năm 1994 và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản năm 1999 với Lời giới thiệu của Nguyễn Đăng Na và Nguyễn Hữu Sơn.
 
+ Bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm trong Truyện Kiều đối chiếu, Nhà xuất bản Hà Nội, 1991 và Nhà xuất bản Hải Phòng tái bản năm 1999.
 
+ Tình sử Vương Thúy Kiều (Phong Tình Cố Lục) do Mộng Bình Sơn khảo dịch, Nhà xuất bản Văn học, năm 2000.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay đang lưu giữ một số hiện vật có liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du như:
 
Cuốn sách Kim Vân Kiều  của Thanh Tâm Tài Nhân bằng chữ Hán chép theo lối văn bạch thoại xưa. Sách in bằng bản khắc gỗ đã cũ trên giấy của Trung Quốc thời xưa. Sách bị mối đục có nhiều tờ rách thủng, đã được dán lại cẩn thận và bổ sung lại thành một quyển hoàn chỉnh. Theo hồ sơ ghi chép lại sách do ông Hoàng Xuân Hãn gửi từ Pháp về cho Bảo tàng.
 
04 Tranh dân gian Kim Vân Kiều, tranh đen trắng và tranh nhiều màu tả cảnh  hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và cảnh Kiều gặp Kim Trọng. Tranh đã được bồi lại, cho vào khung nẹp mica để bảo quản.
 
Ghi nhận những cống hiến lớn lao về nghệ thuật thơ ca, tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa thế giới.
 
Một số hình ảnh hiện vật:
 
 
 
 
 
 
Theo Đinh Quỳnh Hoa/Bảo tàng lịch sử quốc gia

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website