nguyendu.org.vn
Loading...

GS Phong Lê là Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhiệm kỳ II.


Sáng 13-1, tại Hà Nội, Hội Kiều học Việt Nam (VIKISA) đã tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ II (2017-2022). Đại hội đã bầu Ban chấp hành (BCH) gồm 33 thành viên, do GS Phong Lê làm Chủ tịch. 
 

 Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TƯ Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại Đại hội.

Các thành viên BCH gồm nhiều nhà nghiên cứu văn học, Hán Nôm, lịch sử, văn hóa dân gian, nhà giáo, nhà báo, bác sĩ có uy tín. Trong nhiệm kỳ này, VIKISA tiếp tục tập trung nhiệm vụ nghiên cứu và phổ cập kiến thức khoa học chuyên ngành, lấy Truyện Kiều làm đối tượng nghiên cứu là ngành Kiều học, phát huy giá trị tinh hoa nghệ thuật và văn hóa xã hội được kết tinh, hội tụ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhằm tôn vinh giá trị và bảo tồn di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Hướng tới Kỷ niệm 200 năm mất của Đại thi hào vào năm 2020, Hội dự kiến xây dựng một phim tư liệu (hoặc nghệ thuật) về Nguyễn Du; làm các sách Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh (trên cơ sở Kỷ yếu Hội thảo tổ chức ở Hà Tĩnh 18-11-2015); biên soạn loại sách tranh minh họa liên hoàn Truyện Kiều cho đời sống học đường và công chúng phổ thông; xây dựng website để phục vụ nhu cầu thông tin, trao đổi; phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức một hội thảo lớn về Nguyễn Du vào năm 2019 hoặc đầu năm 2020 - nhân kỷ niệm 200 năm ngày giỗ Nguyễn Du vào tháng 9-2020.
 
VIKISA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các nhà nghiên cứu và những người Việt Nam yêu mến Truyện Kiều thuộc các ngành, từ văn học nghệ thuật đến khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, trong đó có Bộ VH-TT&DL. Trong nhiệm kỳ I (2011-2016), Hội đã tổ chức thành công Hội thảo Quốc gia Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới ở Nghi Xuân; Tọa đàm khoa học về Bắc hành tạp lục ở Hà Nội - tác phẩm chữ Hán đặc sắc với nhiều giá trị thời sự của Nguyễn Du; phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa nhân Lễ vinh danh Nguyễn Du của UNESCO - kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du ở Hà Tĩnh vào 5-12-2015, trong đó có việc tổ chức soạn thảo hiệu khảo cuốn Truyện Kiều, được NXB Trẻ in và phát hành 2 lần với tổng số 3.500 cuốn, tạo tiếng vang tốt, được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ VH-TT&DL tặng Bằng khen.
 
 
Theo Mai Hoa/Hanoimoi.com.vn

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website