nguyendu.org.vn
Loading...

Chữ tâm của Nguyễn Du


Có thể hiểu tài trí là khả năng lớn của duy lý, của khoa học, còn tâm thức là thuộc tính chính của tâm linh, của trực cảm. Và Nguyễn Du muốn mỗi người nhận rõ: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” dù ở bất kỳ thời đại nào. 

 

 

Trong tiểu dẫn của bài thơ Long Thành cầm giả ca, Nguyễn Du có viết: “…Tôi không biết là ai, duy nghe tiếng đàn thì có vẻ quen quen nên động lòng thương…”, “… Than ôi! Người ấy sao đến nỗi này. Đời người trăm năm, vinh nhục buồn vui, thật không lường được…”. Biểu hiện “chữ tâm” của Nguyễn Du chính ở chỗ “động lòng thương” này. 

Ngoài 20 tuổi, một lần về kinh thành thăm người thân, Nguyễn Du nghe được tiếng đàn của một thiếu nữ, vốn là nữ nhạc trong cung đình nhà Lê. Gần 50 tuổi, trong chuyến đi sứ sang Bắc (Trung Hoa), dừng lại ở Thăng Long, được nghe lại tiếng đàn: “Khoan như gió nhẹ qua rừng tùng/ Trong như đôi hạc kêu trong đêm/ Mạnh như tiếng sét đánh tan bia”… Nhưng cô gái xưa đã ở tuổi tàn phai: “Tôi về Nam đến nay đầu bạc hết/ Thì lo gì người đẹp nhan sắc chẳng suy tàn/ Đôi mắt nhìn trừng trừng luống tưởng tượng/ Khá thương đối diện mà chẳng biết nhau…”. 

Chữ Tâm không phải cấu tạo bằng ý thức, cũng không phải là sản phẩm của tài trí. Do đó hành vi làm tròn nhiệm vụ, làm tốt trách nhiệm của một viên chức không hẳn là xuất phát từ chữ Tâm. Nó chỉ là ý thức hiệu quả công việc, kết quả đào tạo của xã hội. Ai đó chưa làm tốt chức trách của mình, lạm dụng chức vụ để trục lợi là do suy thoái về nhân sách. 

Câu chuyện của Nguyễn Du trong bài thơ Long Thành cầm giả ca nêu trên là đặc trưng cho chữ Tâm. Chữ Tâm là bản chất hoàn chỉnh của loài người. Nỗi rung động, lòng thương cảm không xuất phát vì lý do chính trị, kinh tế hay tôn giáo nào đó. Nó cao hơn gấp bội, so với biểu hiện của “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Nhân tâm phải là “thương người như thể thương thân” (Nguyễn Trãi). Tình thương ấy không định kiến, không vụ lợi, không cạnh tranh. Nhân tâm, theo Nguyễn Du còn là động lòng xót thương trước tình cảnh éo le, thân phận chìm nổi, trước người thế yếu, kẻ bần hàn… 

Như vậy, chữ Tâm không đóng khung trong mỗi thực tại, không vì giới hạn thời gian, không gian nào đó. Nó thuộc lĩnh vực tâm linh. Muốn cảm nhận được chữ Tâm, không thể dùng phương pháp của lý tính. Chỉ có tâm thức mới tiếp cận được chữ Tâm. Làm người cho đúng nghĩa, ai cũng có chữ tâm, Tâm hoang sơ này vẫn dẫm chân tại chỗ suốt dọc hàng triệu năm qua từ khi có loài người. 

Loài người chỉ mải mê phát triển tài trí để chinh phục, dẫn đến tàn hại thiên nhiên, diệt chủng các sinh vật khác, đồng thời cũng chia rẽ loài người theo chủng tộc, tín ngưỡng, giai cấp… để tàn sát lẫn nhau. Chỉ một ít nhà hiền triết, những nhân tài chân chính mới chăm lo phát triển tầm thức, làm chữ Tâm phong phú, đa dạng hơn. Song phải chăng vũ trụ này cấu tạo chỉ có 10% ánh sáng, còn lại là do bóng tối thống trị, nên nhân tâm cấu tạo xã hội cũng ít ỏi như thế! 

Thế kỷ 20, khoa học chứng minh có những vật thể không phải sóng, cũng không phải hạt, mà dường như chúng vừa là cái này vừa là cái kia. Thuyết lượng tử đã khẳng định mỗi hạt được dẫn dắt bởi một sóng (nguyên tử hydro), ngược lại mỗi sóng lại kéo theo một hạt (ánh sáng). Tâm thức có thể thấy trước khoa học nên không võ đoán hạt là hạt, sóng là sóng trước khi thuyết lượng tử hình thành. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lời ca: “Cơn mưa là nắng vô thường…”.  

Nguyễn Du có nhắc lại sự kiện trong thực tại lịch sử như: Cô gái đàn nguyệt cầm từng ở trong cung vua nhà Lê, hoặc các quan nhà Tây Sơn vung thưởng bạc vàng khi nghe đàn… Không phải Nguyễn Du hoài Lê hay nuối tiếc Tây Sơn như cách suy luận của trí năng. Ở đây, thi hào Nguyễn Du tiếp cận sự kiện bằng tâm thức và nó chỉ là hình tượng phản ánh nhiều thực tại. Cô gái ấy đàn hay nhất vì ở trong đội nữ nhạc cung vua (giống như khái niệm công chúa luôn là người đẹp nhất), được mến mộ tài năng nhất (vì được ban tặng bạc vàng của phe đắc thắng). Thế thôi! 

Có thể công bố thẳng thắn rằng đối với các thiên tài văn học, nghệ thuật: thi sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ… từ xưa ai nói lên điều này vì không muốn tự mình lên án tử hình cho chính mình suốt các triều đại chuyên chế. Mãi đến thế kỷ 20, có một nhà văn Mỹ đã viết: “Tôi viết văn để loại ra nguy cơ chính tôi là một kẻ thống trị hoặc xoá đi một tên bị trị” (Henry Miller). Các thiên tài văn hoá không bị ai nô dịch nổi, dù đó là Thành Cát Tư Hãn, César, Naphonéon… Họ sống với thân xác giới hạn nhưng tâm thức họ là vô hạn. Tâm thức mới có thể nắm bắt vô số thực tại chồng chất hỗn độn bên nhau. Tâm thức mới hình dung nổi không gian nhiều chiều. 

Tâm thức mới phát hiện được “hạt của Chúa” trong vật lý các hạt hạ nguyên tử. Chắc chi rằng dù có tốn hàng chục tỉ USD để tạo ra thiết bị tìm hạt nhỏ cuối cùng cấu tạo vũ trụ. Tài trí cũng sẽ bất lực thôi! Bởi vì nhỏ hay lớn cũng chỉ là ảo giác, do những thiết bị chủ quan đo đạc. Nên tiếp cận vũ trụ bằng tâm thức để nâng cao chữ Tâm ở con người. 

Chữ Tâm và hạnh phúc luôn tỉ lệ thuận với nhau!

Nguyễn Du viết: “Ba trăm năm sau, có ai khóc Tố Như không?” không phải chỉ nói về sự đồng cảm, về tìm tri âm dọc chiều dài lịch sử, mà Nguyễn Du muốn gửi thông điệp đến thế hệ sau: Nguyễn Du không quan tâm vào một giai đoạn lịch sử, thế thì thế lực nào chi phối, thế lực nào bị chi phối có ý nghĩa đối với Nguyễn Du đâu! Chỉ muốn tấm lòng, cái tâm của mình được chia sẻ. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”! 

Theo Linh Thoại/www.viennghiencuunhantainhanluc. com


Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website