nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TỪ MỘ ĐẠM TIÊN ĐẾN SÔNG TIỀN ĐƯỜNG


“Nhớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”

Vương Thúy Kiều tâm sự với người tình là Kim Trọng như thế; nghĩa là trong tư tưởng của nàng đã có ý niệm về kiếp bạc mệnh.

Kiều là một người con gái nhan sắc hơn người và tài hoa cũng hơn đời. Tài hoa của Kiều là ngón đàn tuyệt kỹ, là sự thông minh mẫn tiệp, sự đa tình…Khúc đàn Kiều tự soạn ra có tên là “Bạc mệnh”. Khi nghe Vương Quan dẫn giải về người ca kỹ quá cố Đạm Tiên, Kiều đã “ dư nước mắt khóc người đời xưa” và cho rằng cuộc đời Đạm Tiên như thế là bạc mệnh. Lại còn rộng suy thêm:

“…Hồng nha tự thưở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người năm đó, biết sau thế nào?”

Rồi mơ thấy Đạm Tiên, làm thơ đoạn trường và sau đó Kiều than vãn với mẹ rằng:

“Phận con thôi có ra gì mai sau…”

Cho đến khi Vương Viên ngoại bị oan án thì nỗi đau đoạn trường thật sự lên tiếng để ý niệm bạc mệnh kia trở thành hiện thực trong đời Vương Thúy Kiều. Dang dở tình đầu, bán thân chuộc cha và bị tên đàng điếm Mã Giám Sinh phá thân là những bước đầu tiên Kiều đi trên con đường bạc mệnh. Từ đó, máu và nước mắt tiếp tục hỗ trợ cho tiếng nói đoạn trường để hoành hành cuộc đời của người con gái khuê các. Suốt mười năm bèo dạt hoa trôi, người con gái tài hoa ấy khi ở lầu xanh, khi làm vợ hờ, khi là tôi đòi, khi là ni cô trở lại nhà chứa. Kiều đã nếm thừa đau thương, cay đắng và tủi nhục cho một kiếp người bạc mệnh giữa trận đời dồn dập bão giống nghiệt ngã…

Năm năm làm bổ trướng phu nhân tướng đâu kiếp bạc mệnh đã buông tha người tài sắc, để mảnh hồng nhan được chút an ủi bên đấng anh hùng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” nơi đất khách quê người. Nào ngờ đầu sông Tiền đường chẳng chọn được phận đau thương, mà nỗi đoạn trường vẫn âm thầm đuổi theo người mệnh bạc.

Hồn ma Đạm Tiên đã từng bảo:

“Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên sau đầy đặn, phúc sau dồi dào”.

chỉ là lời nói hồ đồ nhằn mục đích an ủi suông một kiếp người đã quá đau khổ với cuộc sống; quá chán chường cuộc đời đến không còn chịu đựng được nữa; phải nhờ dòng sông sâu chọn lấp sắc hương phai. Những lời an ủi suông của hồn ma Đạm Tiên chẳng giúp ích được gì cho quãng đời còn lại của Kiều. Vì khi gặp lại cố nhân (Kim Trọng) thì quả là “ Trời tình mờ mịt, bể giận mênh mông” mới đầy ấp trong cuộc sống còn lại của Kiều nương, (phải chi nàng chết ở sông Tiền đường thì hay biết mấy). Thế là kiếp bạc mệnh vẫn đưởi theo người tài sắc cho đến khi nàng nhắm mắt xuôi tay…

Ôi, đâu đớn thay cho thân phận liễu bồ trong xã hội phong kiến đầy bất công và tàn nhẫn. Cái xã hội phong kiến đầy bất công và tàn nhẫn. Cái xã hội phong kiến tàn nhẫn ấy vùi dập khách tài hoa thái quá, lại trịnh thượng báo rằng “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; cho nên “sợ tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa tụng chọn gì đất sạch”.

“Than ôi, một bước phong trần, mấy phen chìm nổi”; cuộc đời người tài đắc bị vùi dập như thế mà vẫn chưa hả hê được sự ích kỷ, thói bạo tàn của một xã hội phong kiến. Kiều nương vẫn phải âm thầm đau khổ khi quãng đời còn lại trong cảnh đoàn viên (làm sao khỏi gượng gạo) để cho cái xã hội phong kiến bảo vệ được một thứ tôn ti trật tự của những bất công mà vốn chúng đã mang nhiều tính cách phù phiếm, vì rằng:


Đoạn trường xét mộng tường duyên có,
Bạc mệnh ngưng đàn, hận vấn vương.

Thế mới biết “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” chỉ là một cái cớ để con người vùi dập con người cho nỗi đoạn trường không bao giờ vắng mặt trong cõi nhân gian.

Vương Thúy Kiều là một người con gái nhan sắc và tài hoa. Từ Hải là một đấng trượng phu đúng nghĩa, Nguyễn Du là một trang tuyệt vời với tài tử; cả ba con người ấy đều chất chứa nỗi đoạn trường trong tâm tư và gánh chịu kiếp bạc mệnh đến chung thân trong một xã hội phong kiến tàn nhẫn. Cho nên “danh sĩ tài nhân, cũng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ” và khách “nòi tình, thương người đồng điệu” là lẽ đương nhiên của muôn thưở muôn đời….

Năm Bính Tý (1996), tháng Mạnh Hạ, viết tại Nghinh

phong các ở Đông ngạn Tây Côn giang.

THỦY TRÚC VIÊN CHỦ NHÂN TRẦN PHƯƠNG HỒ

MỤC LỤC

Thay lời tựa.

CHƯƠNG MỞ ĐẦU:

Quan niệm bạc mệnh theo triết lý Đông Phương.

CHƯƠNG I:

Phải chăng là ý muốn của tác giả?

CHƯƠNG II:

Ý niệm bạc mệnh trong tư tưởng nàng Kiều.

CHƯƠNG III:

Từ oán ân của Vương ông.

CHƯƠNG IV:

Từ Mã Giám Sinh đến Sở Khanh và Tú Bà.

CHƯƠNG V:

Tưởng rằng duyên kỳ ngộ.

CHƯƠNG VI:

Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.

CHƯƠNG VII:

Rõ tàng chiếc bách sóng đào.

CHƯƠNG VIII:

Gỡ ra rồi lại buộc vào.

CHƯƠNG IX:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên.

CHƯƠNG X:

Tâm trạng Kiều bên ngoài lầu xanh.

CHƯƠNG XI:

Ân, oán cũng sòng phẳng.

CHƯƠNG XII:

Tam Hợp đạo có là đại diện của trời?.

CHƯƠNG XIII:

Con đường đưa Kiều đến sông Tiền Đường.

CHƯƠNG XIV:

Sông Tiền Đường: đỉnh cao của kiếp bạc mệnh.

CHƯƠNG XV:

Bạc mệnh vẫn lầm người tiết nghĩa.

CHƯƠNG XVI: Chung thân bạc mệnh.

CHUNG KẾT:

Có phải muôn sự tại trời?

PHẦN PHỤ LỤC

  •     Vì sao Nguyễn Du trước tác truyện Kiều?
  •     Truyện Kiều theo dòng thời gian.
  •     Những địa danh trong truyện Kiều.
  •     Con đường luân lạc mười lăm năm của Vương Thúy Kiều (bản đồ).
  •     Nếu thật hai Kinh đá vững vàng.
  •     Nguyên bản truyện Kiều của Nguyễn Du.
  •     Tài liệu tham khảo.

Sách