nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TRUYỆN KIỀU TRÊN BÁO CHƯƠNG THẾ KỶ XX


Truyện Kiều được Nguyễn Du viết từ những năm dầu của thế kỷ 19 được nhân dân ta quý mến và yêu chuộng trong suốt hai trăm năm qua. Từ đó, kiệt tác được mọi người tiếp nhận, mỗi người một cách trên văn đàn. Tất cả đều được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm cho đến khoảng một trăm năm sau vào năm 1905, với Cuộc thi vịnh Kiều ở Hưng Yên, mà chúng tôi đã sưu tập và giới thiệu trong quyển Truyện Kiều và các nhà nho thế kỷ XIX (Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh 1994), Cho đến nay lại một trăm năm nữa sắp qua. Trên sách báo chữ quốc ngữ, Truyện Kiều vẫn tiếp tục có mặt trên văn đàn, càng ngày càng phong phú, càng ngày càng hấp dẫn và tinh tế. Đã từ lâu chúng tôi có ý định sưu tập và biên soạn tiếp thành một quyển sách nữa nhưng cảm thấy thật khó khăn bởi sức mình có hạn. Đến nay đã bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, sách báo đã quá nhiều, sách viết riêng về Truyện Kiều đã có tới hàng trăm quyển sách bàn đến Truyện Kiều về một khía cạnh nào đó. Ngoài ra còn có rất nhiều sách bàn đến Truyện Kiều về một khía cạnh nào đó. Ngoài ra còn có rất nhiều sách bàn đến Truyện Kiều, viết về Truyện Kiều trong một chương, trong một bài, một mục. Lại có những quyển về đủ thể loại chỉ lấy câu chữ trong Truyện Kiều làm tựa để mà theo thống kê của chúng tôi thì chỉ trong vòng mười năm trở lại đây đã có hai chục quyển.

Còn Truyện Kiều trên mặt báo thì không thể tính nổi. Có những bài báo mang tính chất nghiên cứu trao đổi, lại có những bài báo chỉ đề cập đến Truyện Kiều như một cái cớ, mượn câu chữ Kiều để nói điều muốn nói. Riêng Bác Hồ đã trên năm mươi lần lấy Kiều trong các bài nói và bài viết của Người được đăng trên mặt báo. Vì vậy, chúng tôi xin đến với quý vị độc giả bằng quyển sách này với tựa đề Truyện Kiều trên báo chương thế ỷ XX.

Các tác giả viết về Truyện Kiều mỗi người đến với Truyện kiều một cách: Có vị chỉ bằng một bài thơ mà được mọi người nhác mãi khi nói tới Truyện Kiều (Phạm Qúy Thích) hay có vị chỉ bằng một bài báo mà gây ra cả một cuộc bút chiến mấy năm liền rồi kéo dài đến mấy chục năm sau (Ngô Đức Kế)… Nhìn lại Truyện Kiều trên sách báo thế kỷ qua là một yêu cầu cần thiết nhưng cũng thật phức tạp và đầy khó khăn. Chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng nhiều chõ cũng còn cảm thấy lung túng và chỉ dám đi vào một mảng là Truyện Kiều trên báo chí, dù chưa đề cập đến các loại hình báo khác – báo nói, báo hình, báo điện tử…

Về phần Tư liệu, trong số hàng trăm bài báo có chất lượng từ hàng ngàn bài trong Danh mục, chúng tôi phải chọn ra trên hai chục bài nêu được những nét chính về phê bình nghiên cứu Truyện Kiều trên mặt báo cùng những cuộc tranh luận và bút chiến thế kỷ qua, nên không khỏi có chỗ chưa thích đáng. Chúng tôi cũng đưa thêm 6 bài báo nữa vào phần phụ lục để nói được cái đa dạng và phong phú của việc tiếp nhận Truyện Kiều.

Dù gặp rất nhiều khó khăn và nhất là khả năng có hạn, chúng tôi cũng cố gắng hoàn thành quyển sách này như là quyển tiếp theo cuốn Truyện Kiều và nhà nho thế kỷ XIX đã viết. Chắc chắn sách sẽ còn nhiều thiếu sót mong quý vị độc giả vui lòng góp ý và chỉ bảo. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Và cũng xin cảm ơn Nhà xuất bản Thanh Niên đã giúp đỡ để sách được kịp thời ra mắt quý vị đọc giả cùng với mấy quyển khác viết về Truyện Kiều được in và tái bản trong năm nay.

                                                Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2004 

PHẠM ĐAN QUẾ

LỤC MỤC

PHẦN I. TRUYỆN KIỀU TRÊN BÁO CHƯƠNG THẾ KỶ XX

Lời nói đầu    

Chương I. TRUYỆN KIỀU TRÊN SÁCH BÁO THẾ KỶ XX

  •     Sách viết về truyện Kiều
  •     Điểm lại những bài báo mới về Truyện Kiều   


Chương II. TRUYỆN KIỀU TRÊN  BÁO CHÍ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

  •     Phê bình văn học phương Tây và Truyện Kiều  
  •     Cuộc bút chiến Ngô Đức Kế - Phạm Quỳnh  
  •     Cuộc tranh luận

Nghệ thuật vị nghệ thuật - Nghệ thuật vị nhân sinh  

  •     Đào Duy Anh và quyển thảo luận về Kim Vân Kiều  
  •     Nguyễn Bách Khoa với Truyện Kiều                


Chương III. TRUYỆN KIỀU QUA HAI MIỀN KHÁNG CHIẾN                                          

  •     Trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945- 1954
  •     Giai đoạn 1955- 1965                                               
  •     Giai đoạn 1965- 1975

Chương IV. TRUYỆN KIỀU TRONG VÙNG TẠM CHIẾN

    Giai đoạn tước 1954           
    Khuynh hướng phê bình theo thuyết hiện sinh   
    Khuynh hướng phê bình phân tâm học         
    Khuynh hướng phê bình cơ cấu          
    Khuynh hướng Phật học         
    Dư âm cuộc tranh luận đầu thế kỷ 20
    Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc            

Chương V. NGHIÊN CỨU TRUYỆN KIỀU TỪ SAU 1975

  •     Dưới góc độ phương pháp sáng tác  
  •     Nghiên cứu Truyện Kiều theo thể loại      
  •     Hướng nghiên cứu hong cách tác giả                                               
  •     Hướng thi pháp học                                                                       
  •     Hướng văn học so sánh                                                             
  •     Hướng tiếp cận văn học                                                                 
  •     Truyện Kiều với văn hóa dân tộc hay văn hóa Kiều  
  •     Văn hóa chữ nghĩa Truyện Kiều                                                
  •     Thơ viết về Truyện Kiều trên báo chí                                                


THAY LỜI KẾT

PHẦN II. TƯ LIỆ

1. Bài diễn thuyết bằng quốc văn  - Phạm Quỳn

2. Luận về chánh học cùng tà thuyết: Quốc Văn, Kim Vân Kiều, Nguyễn  Du - Ngô Đức Kế

3. Chánh học cùng tà thuyết học có quan hệ chung không?  - Huỳnh Thúc Kháng  

4. Mấy chiêu thuyết cho văn chương Thúy Kiều – Lưu Trọng Lư

5. Truyện Kiều và xã hội Á đông- René Crayssac

6. Bàn thêm về lai lịch Kim Vân Kiều- Đào Duy Anh

7. Tâm tính vai trò: Kim Trọng- Nguyễn Bách Khoa

8. Một vài nhận xét về quyển “Nguyễn Du và Truyện Kiều của ông  Nguyễn Bách Khoa - Hoài Thanh
    
9. Chữ trinh của Kiều  - Đinh Gia Trình

10. Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều  -Đặng Thai Mai

11. Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn   -Hoài Thanh    

12. Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều  -Xuân Diệu  
   
13. Triết lý Truyện Kiều  -Hoàng Ngọc Hiến

14. Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều  -Đào Thản   

15. Về ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều  -Nguyễn Lộc  

16. Tâm lý văn nghệ Truyện Kiều -Nguyễn Đăng Thục    

17. Nghĩ về thê ước trong Truyện Kiều  -Đông Hồ

18. Từ Hải, sự lỡ tay của thiên tài  - Vũ Hạnh   

19. “Gươm đàn nửa gánh” trên sách giáo khoa  -Lê Đình Kỵ

20. Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong Truyện Kiều- Trần Đình Sử   

21. Nhân một bài “Nhận xét” về việc nghiên cứu Truyện Kiều-Đào Thái Tôn

22. Trả lời ông Đào Thái Tôn  -Nguyễn Quang Tuân

23. Bác Hồ với Truyện Kiều  -Nguyễn Khắc Bảo

24. Một vài cách dùng từ “chỉ trỏ” trong Truyện Kiều -Phạm Đăng Khải

PHỤ LỤC

  •      Bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam 1924: Kim Vân Kiều -Nghĩa An
  •     Truyện Kiều :Lời ru ba trăm năm (Bài thơ phổ nhạc) –Lê Huy Mậu& Vân An                        
  •      Một bài thơ dịch ngược: Bên mộ Nguyễn Du - Nguyễn Du phần biên – Xuân Thiều, Vương Trọng & Tào Mạt
  •     Tâm trạng nàng Thúy Vân- Trương Nam Hương& Nguyễn Thị Huấn
  •     Nàng Kiều và tôi  -Charles Benoit (Lê Văn Nam)
  •     Truyện Kiều và những kỷ lục (Một bài báo chưa đăng)- Phạm Đan Quế