nguyendu.org.vn
Loading...

Triển lãm 'Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn'


Ngày 25/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Triển lãm 'Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn'. Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với các nhà sưu tập cổ vật trong nước tổ chức.
 
Mọi người xem triển lãm cổ vật.
 
Triển lãm đã giới thiệu với công chúng và khách du lịch trong, ngoài nước hơn 70 cổ vật, là những tuyệt phẩm tinh hoa của dòng đồ sứ ký kiểu xuyên suốt các triều đại. Trong đó có hơn 30 cổ vật đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh đại diện cho thời kỳ đầu tiên trong lịch sử đồ sứ ký kiểu với các hiệu đề: Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị nam, Nội phủ thị bắc, Khánh xuân thị tả… của 2 nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Công Tuấn và Ngô Văn Trường đến từ thành phố Hà Nội trưng bày tại triển lãm.
 
Người xem triển lãm cũng đặc biệt chú ý đến bộ sưu tập các cổ vật đồ sứ ký kiểu hiệu đề "Thanh ngoạn" vẽ thắng cảnh vùng Thuận - Quảng, cùng những bài thơ vịnh cảnh của chúa Nguyễn Phúc Chu.
 
Cũng trong dịp này, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lần đầu tiên trưng bày những món đồ sứ ký kiểu tiêu biểu dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định tại triển lãm. Nhiều cổ vật được giới sưu tầm cổ vật đánh giá cao như: Bình hoa được sản xuất từ thời vua Khải Định, điếu hút thuốc lào được sản xuất từ thời vua Gia Long, bộ bát giác chân cao có từ thời Thiệu Trị...
 
Điếu hút thuốc lào được sản xuất từ thời vua Gia Long.
 
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đồ sứ ký kiểu là tên gọi của nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam, trong đó có vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa. Các cổ vật này được làm ra với yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt.
 
Bình hoa được sản xuất từ thời vua Khải Định.
 
Với triển lãm "Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn", công chúng ở Việt Nam và khách du lịch nước ngoài có cơ hội thưởng lãm những tuyệt phẩm tinh hoa của dòng đồ sứ ký kiểu xuyên suốt hơn 3 thế kỷ, hội tụ và tỏa sáng tại điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) - công trình kiến trúc gỗ đẹp nhất của triều Nguyễn, thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.
 
Triển lãm mở cửa từ ngày 25/4 đến hết ngày 30/5/2018.
 
 
Theo Quốc Việt/Baomoi.com
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website