Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 4 (126) 2006 có đăng bài của ông Nguyễn Khắc Bảo "Góp thêm về việc phiên âm mấy chữ Hán Nôm tồn nghi trong bản Truyện Kiều do Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập chép năm 1870" để trao đổi với chúng tôi.
Chúng tôi xin lần lượt trả lời ông như sau :
1. Tên tự của Nguyễn Hữu Lập
Nguyễn Hữu Lập lấy tên tự là Nhu Phu. Ông Nguyễn Bá Triệu đã phiên âm là Nhu Phu . Chúng tôi đã phiên âm là Nọa Phu căn cứ vào Từ Hải. Quyển này phiên thiết là nộ ngoa thì phải đọc là nọa. Lại có dẫn ra từ ngữ
(nọa phu : vô khí tiết chi nam tử [ Manh tử ]. Nọa phu hữu lạp chí.
Chúng tôi cũng có dẫn từ ngữ nọa phu trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, nguyên văn được giảng là "người đàn ông không có khí tiết".
Như vậy từ ngừ "nọa phu" phải đươc viết là như Từ Hải chứ không thể viết như Đào Duy Anh đã ghi lộn thứ tự .
Ông Nguyễn Khắc Bảo, theo Tự điển Génibrel, cho rằng hai chữ phải đọc là nhụ phu mới đúng. Chúng tôi xin hỏi ông, giữa hai quyển Từ Hải và Génibrel, ông tin quyển nào? Riêng phần chúng tôi, chúng tôi tin vào Từ Hải và cho rằng chữ tu phải đọc là nọa mới đúng.
2. Tên hiệu phải phiên âm là Tiểu Tô Lâm
Ông Nguyễn Khắc Bảo đã theo ông Nguyễn Hữu Sơn cho rằng tên hiệu của Nguyễn Hữu Lập phải là Thiếu Tô Lâm căn cứ vào bài thơ của Phạm Hy Lượng nhan đề là Tây hồ khúc yến thứ Thiếu Tô niên huynh nguyên vận (Dân ca yến ẩm ồ Tây hồ, họa theo nguyên vần của niên huynh Thiếu Tô) và bài Chu trung Nguyên đán thứ Thiếu Tô vận (Tết Nguyên đán trong thuyền, họa theo vần của Thiếu Tô), ông còn nghi ngờ rằng chúng tôi và ông Nguyễn Bá Triệu "trong quá trình sao chụp văn bản đã dùng kĩ thuật vi tính xóa các chỗ tưởng là lem bẩn nên văn bản này "đã bị sửa nát trước khi công bố" . Nên có thể xảy ra tình trạng xóa mất cả nét phẩy của chữ thiếu nên thành chữ tiểu chăng ?"
Chúng tôi thật không ngờ ông Nguyễn Khắc Bảo lại có thể suy đoán như vậy . Chúng tôi xin trả lời ngay để ông được biết rằng bản photocopy của chúng tôi không hề bị lem bẩn . Chúng tôi không hề sửa một chữ nào của văn bản gốc và chữ tiểu được viết rõ ràng là chữ /J\ chứ không phải là chữ thiêu như ông đã suy đoán .
Chúng tôi xin hỏi ông , giữa Nguyễn Hữu Lập và Phạm Hy Lượng ông tin ai viết đúng ? Chẳng lẽ Nguyễn Hữu Lập lại sai tên hiệu của mình!
3. Về cách phiên âm một số chữ nôm trong bản Nguyễn Hữu Lập
Ông Nguyễn Khắc Bảo đã nêu ra 4 chữ trong các câu 166 , 1667 , 2119 và một chữ trong bài tựa.
Chúng tôi xin trả lời về từng chữ một.
a . Câu 166 : "Rốn ngồi chẳng tiện, về chỉn khôn".
Chữ theo các từ điển của Thiều Chửu, Đào Duy Anh và Trần Văn Kiệm thì đều đọc là nhiếp nhưng âm ây không thích hợp với câu thơ của Nguyễn Du. Ông đọc là nép thì không đúng . Chúng tôi cho là một chữ viết sai nên đã ghi ở cuối sách .
b . Câu 166 : Di hài nhặt về nhà
Chữ có thể là một chữ viết sai nên chúng tôi tạm ghi âm là nhạnh
cho thích hợp với nghĩa của câu thơ và đã ngờ là một chữ viết sai ở cuối sách .
c . Chữ ...... của bài Tựa .
Chữ ........................................... ở trong bài Tựa bị rách mất chỉ còn một hai nét nên không đọc được là chữ gì. Chúng tôi tạm ghi là hoài, có đóng trong dấu ngoặc để đặt nghi vấn. Ông đã theo bản in của Nguvễn Bá Triệu ( có tô thêm vào)mà đọc là thao nhưng ở bản gốc đã mất hết nét , không đọc ra chữ gì nữa.
d. Câu 2119 : Nghĩ mình túng đất chân.Chữ chúng tôi đọc là nhắc và cũng đã ghi chú ở phần khảo dị. Có thể đây cũng là một cách ghi âm của Nguyễn Hữu Lập. Nếu đọc là choai như ông thì cũng
chỉ là suy đoán thôi , đâu có cơ sở gì chắc chắn.Chúng tôi xin cám ơn "những lời chỉ giáo" của ông và chúng tôi xin thưa để ông được biết là lúc nào chúng tôi cũng cố giữ sự nghiêm cẩn trong công việc nghiên cứu. Ông đã thiếu thận trọng khi nói rằng bản Nôm của tôi "đã bị sửa nát" và cho rằng bản Nôm của Nguyễn Bá Triệu "vẫn được chép đúng".
Sao ông không xem lời Tựa của Nguyễn Bá Triệu . Chính ông ấy đã viết về bản Nôm mà ông ấy đã sao chụp được rằng:" Sách cũ lại nhiều vết lem vì in đi in lại , vì những chú thích của Lâm Nhu Phu và của những người đọc sau nên tôi phải mất nhiều công để làm cho sạch sẽ , tô lại những nét mờ để làm tài liệu căn bản cho cuốn sách mà tôi lấy tên là TRUYỆN KlỀU. CHỮ NÔM Và KHẢO DỊ này."
Ông phải biết rằng khi Nguyễn Bá Triệu làm sạch sẽ cho cuốn sách , ông ấy đã nhầm lẫn khi xóa bỏ đi tất cả những chữ khảo dị và những lời bình của Vũ Trinh và Nguyễn Lượng mà ông ấy cho là "những chú thích của Lâm Nhu Phu và của những người đọc sau". Ông ấy cũng đã sửa chữa một số chữ như ông đã nêu ra mà ông lại đổ cho tôi đã sửa. Còn về phần chúng tôi, chúng tôi xin minh xác lại là chúng tôi không hề sửa một chữ nào của bản gốc mà ông Đàm Quang Hưng đã chụp lại cho chúng tôi.
Ông đã không tìm hiểu sự thực lại cố tình nói là bản Nôm của chúng tôi đã "bị sửa nát”. Chính vì sự nghi ngờ ấy của ông và của hai ông Đào Thái Tôn và Lê Thành Lân mà ông Đàm Quang Hưng ngày 13-2-2006 đã quyết định giao cho chúng tôi giữ bản gốc quyển Đoạn trường tân thanh của Tiểu Tô Lâm Nọa Phu Nguyễn Hữu Lập chép tay năm 1870.
Chúng tôi đã phải cho người con sang tận Houston -Texas bên Mĩ để lấy đem về vì không dám gửi Bưu điện hoặc nhờ người quen đem về.
Nếu ông muốn xem tận mắt bản gốc ấy thì chúng tôi xin mời ông khi nào có dịp vào thăm thành phố Hồ Chí Minh quá bộ lại nhà chúng tôi , chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp ông . Ông sẽ thấy câu 1026 :Hẳn rằng mai có như rày cho chăng
đã bị viết sai là :......như lời cho chăng.
câu 2305. Mấy người phụ bạc xưa kia đã bị viết sai là :.....xưa hum
câu 2319: Trướng hùm mở giữa trung quân đã bị viết sai là :... Trướng mở giữa ....
Như vậy dù là các bậc đại khoa như Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập thì khi chép cùng có lúc sơ ý viết nhầm chữ nọ ra chữ kia . Đối với những chữ sai lầm quá rõ ràng ấy chúng tôi mới dám làm đính chính .
Chúng tôi cũng tự biết việc phiên âm và khảo đính chữ Hán Nôm là điều rất phức tạp nên lúc nào cùng kính mong được bậc cao minh chân thành chỉ giáo cho chúng tôi được học hỏi thêm.