nguyendu.org.vn
Loading...

Tìm thấy gốm cổ Hizen tại thương cảng cổ Hội Thống.


Thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Chiêu Hòa - Nhật Bản và Bảo tàng Hà Tĩnh tiến hành khai quật thám sát khảo cổ học tại khu vực đình Hội Thống và đền Cả, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân. Chiều ngày 13/9, đoàn đã tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả của đợt nghiên cứu.
 
Tiến sĩ Kikuchi Yrico giới thiệu các hiện vật thu được qua đợt nghiên cứu
 
Đoàn nghiên cứu đã tiến hành mở 5 hố khai quật thám sát tại 4 vị trí ( Cồn Bơi, Đồng Sú, Đầu Cồn và khu vực đình Hội Thống). Qua quá trình khảo sát nghiên cứu, cũng như kết quả tại các hố thám sát đoàn đã thu về nhiều hiện vật gốm, sành sứ thuộc văn hóa Việt Nam (thế kỷ 13- 18) và một số tiêu bản của gốm Trung Hoa  (thế kỷ 16 - 18).
 
Một số tiêu bản gốm Hizen
 
Tại khu vực Đình Hội Thống đoàn nghiên cứu đã phát hiện một số tiêu bản gốm cổ Hizen của Nhật Bản (niên đại khoảng nửa cuối thế kỷ 17).
 
Gốm sứ có thu được qua đợt thám sát khai quật
 

Theo đánh giá ban đầu của các nhà nghiên cứu, với một độ dày của  gốm sứ niên đại từ khoảng thế kỷ 13 - 14, cho thấy khu vực Hội Thống là một thương cảng cổ phát triển sầm uất dưới thời Trần và  sang thế kỷ 15 sự xuất hiện của gốm thương mại  thời Lê sơ, gốm Thăng Long, cho thấy giao thương nộị địa rất sôi nổi và giao thương với bên ngoài  phát triển. Đặc biệt sự xuất hiện của gốm Hizen cho thấy người Nhật cũng đã đến với thương cảng cổ Hội Thống. Điều này là một trong những căn cứ vật chất để bước đầu khẳng định thêm mối quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ 17.

 

  Bách Khoa 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website