nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

THỬ TÌM HIỂU TÂM SỰ NGUYỄN DU QUA TRUYỆN KIỀU


Cho đến nay đã có hàng chục văn bản Truyện Kiều được in bằng chữ quốc ngữ, trên cơ sở phiên âm từ các bản Truyện Kiều khác nhau bằng chữ nôm. Mục đích chung là cố gắng có được nguyên tác Truyện Kiều mà Nguyễn Du sáng tác từ đầu thế kỷ XIX, cách ngày nay đã hai thế kỷ. Những cố gắng như vậy là đáng trân trọng, song cũng vì vậy mà những khác biệt về một nguyên tác của Truyện Kiều lại càng cách xa nhau hơn, không những toàn văn Truyện Kiều, không chỉ là 3254 câu nữa, mà có bản đã nhiều hơn có bản lại ít hơn, mà từng câu, từng vế, từng chữ… cũng ngày càng lắm dị bản phong phú, làm cho bạn đọc cảm thấy hoang mang, không biết tin vào bản Truyện Kiều nào nữa, hay chí ít cũng cảm thấy sự khác biệt trong cách biện giải của mỗi văn bản, xem ra thì ai cũng có lý, mà ai cũng vô lý.

Những cố gắng tìm về nguyên tác của Truyện Kiều, tùy theo người tìm kiếm mà có cách riêng, người thì căn cứ vào văn bản chữ nôm (mà cho đến nay bản chữ nôm do chính Nguyễn Du soạn ra hay theo dõi cho in vẫn chưa xuất hiện) rồi đọc ra và viết băng chữ quốc ngữ hiện đại, có người thì dựa vào nghĩa để phân biệt từ nọ từ kia, người thì dựa vào quy luật diễn biến ngữ âm mà thích nghĩa đọc âm theo… Mọi tiếp cập về một nguyên tác của Truyện Kiều đầu mang lại lwoi ích nhất định, và cũng vì vậy người đọc hiểu ra mọi nhẽ trong cách làm của mỗi người.

Để góp vào việc tìm hiểu nguyên tác Truyện Kiều và trong bản Truyện Kiều này, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước và nói chung đó là ưu điểm lớn nhất của các văn bản Truyện Kiều đã công bố, chúng tôi chọn một cách tiếp cận mới, đó là dựa vào các sách in bằng tiếng Việt được biên soạn từ thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX, như sách: Từ điển Việt – Bồ - La, Phép giảng tám ngày của A.Đờ Rốt và đặc biệt là các sách từ điển của của thế kỷ XIX, như cuốn: “Dictionarium Anamitiolatinum” (tức là Tự vị An Nam La Tinh (hay Nam Việt Dương hệ tự vị) của Taberd in năm 1838, theo tôi cuốn từ điển này phản ánh đúng và chuẩn xác lời ăn tiếng nói thời Nguyễn Du, và cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895-1896. Cùng với các cuốn từ điển trên chúng tôi còn căn cứ vào lời ăn tiếng nói của dân quê vùng Hà Tĩnh – quê hương của Nguyễn Du, đặc biệt là lời ăn tiếng nói từ đầu thế kỷ XX và cách đọc Truyện Kiều được in bằng tiếng Việt hiện đại, bởi vì ngày xưa các cụ truyền khẩu nhau đọc Truyện Kiều họ không có bất kỳ một văn bản nào cả, từ những người có học biết đọc chữ Hán và chữ Nôm thuộc tầng lớp thức giả  của làn quê. Hầu như nhiều người không biết chữ, acr chữ Hán chữ Nôm và chữ Việt sau này, dặc biệt là các cụ bà và các phụ nữ trong niên hay tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đều thuộc làu Truyện Kiều, nhưng với Truyện Kiều thì chính họ lưu giữ được một cách bền vững và trung thành nhất âm vận của Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã đưa vào trong tác phẩm của mình. Khai thác âm vận của Truyện Kiều cũng là một tiếp cận có giá trị cho khôi phục nguyên tác Truyện Kiều.

Nhân đây cũng xin nói một vài điều về việc tìm về nguyên tác Truyện Kiều, một quan niệm đầy đủ, theo chúng tôi không chỉ phục nguyên từng câu từng chữ bằng ký hiệu nôm của Truyện Kiều, mà còn bằng âm đọc từng chữ từng câu đó, chẳng hạn ký hiệu đường (mà hiện nay các bản Truyện Kiều tiếng Việt đã viết và đọc là đường) song thời Nguyễn Du (và cho đến năm 1945) âm này phải đọc là đàng, mà từ điển của Taberd và của Huỳnh Tịnh Của chứng minh đầy đủ; hoặc âm đều, tức là đều nọ, đều kia, đều là lý do, đều tiếng… bị đọc thành điều của tiếng Việt hiện đại. Do vậy phục nguyên âm vận Truyện Kiều bằng cách rà soát lại các âm đó trong các từ điển vừa dẫn và bằng cứ liệu ngữ âm, âm vận của dân quê vùng quê của Nguyễn Du có giá trị không thua kém gì so với văn bản và tự dạng, nhiều khi còn hơn nữa là đằng khác.

Công bố Truyện Kiều lần này chúng tôi đọc lại một âm vận của Truyện Kiều theo tinh thần trên, tất nhiên ý nghĩa của các từ đó không khác so với dạng thức viết và đọc trong tiếng Việt hiện đại.

Vì có khá nhiều văn bản Truyện Kiều đã đã được chú thích kỹ càng, cho nên trong văn bản này, chúng tôi chỉ chú thích về âm vận của một số từ mà theo chúng tôi, có thể nó thuộc về thời đại của Nguyễn Du.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bản Truyện Kiều, mà chúng tôi cho rằng trong đó có những âm vận và cách đọc có thể là của Nguyễn Du và cũng có thể thuộc về thời đại của ông.
BÙI THIẾT

MỤC LỤC

    Lời dẫn                                                                   
    Một số từ đọc âm cổ trong Truyện Kiều                
    Truyện Kiều                                                                                     
    Phụ lục
    Về cách đọc hai âm “Đàng” và “Đường” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du        
    Đọc lại câu 2699 trong Truyện Kiều                                                                    
    Đọc lại câu 172 trong Truyện Kiều        


Sách