nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

THI PHÁP TRUYỆN KIỀU


Có những tác phẩm văn học thiên tài, kết tinh văn hoá tinh thần của một đất nước, phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, biểu hiện tài hoa của một dân tộc. Chúng chẳng những trở thành niềm đam mê và tự hào của dân tộc đó, mà còn là chiếc cầu nối đem lại bao nhiêu tình yêu và lòng kính trọng của các dân tộc khác.

Chúng ta may mắn có được Truyện Kiều, nhờ đó mà văn hoá Việt Nam thêm rạng rỡ, vẻ đẹp của tiếng Việt được tôn xưng, tài năng người Việt được khẳng định. Giá trị của Truyện Kiều trước hết là một giá trị sáng tạo văn hoá, văn chương tuyệt đỉnh. Cái sự thật hiển nhiên được nhiều người thừa nhận ấy, cho đến nay dẫu đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu vẫn còn nhiều điều cẩn làm sáng tỏ hơn nữa.

Vị trí của Truyện Kiều trong văn học dân tộc gợi nhớ tới một nhận định của nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki khi nói tới vai trò của Puskin trong văn hoc Nga. Ông viết: 'Trước Puskin, thơ chỉ là sự trình bày đẹp các tình cảm đẹp và ý tưởng cao cả, những thứ không làm nên tâm hồn của thơ ca, nhưng thi ca bị phụ thuộc vào như là một phương tiện cho mục đích hướng thiện, giống như phấn và son dùng để trang điểm cho khuôn mặt nhợt nhạt của bà già chân lý. Cái khái niệm chết cứng đó về sự ích dụng của hình thức thơ đã làm náy sinh ra cái gọi là thi ca giáo huân. Cho nên trước Puskin ta chỉ có nhà thơ mà chưa có nhà thơ nghệ sĩ".

Vị trí của Truyện Kiều trong văn học Việt Nam là ở chỗ nó đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ, sự thăng hoa của thiên tài lên trên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học đích thực, biến truyện Nôm thành một thể loại nghệ sĩ. Trong số các nhà văn trung đại Việt Nam có lẽ Nguyễn Du xứng đáng nhất với danh hiệu nghệ sĩ. Với ý nghĩa đó, thiết tưởng không vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề thi pháp Truyện Kiều, bởi nó dẫn ta vào bản chất sáng tạo văn học của nhà thơ.

Trong thời đại giao lưu văn hoá mở rộng như hôm nay việc nhận diện bản sắc vãn hoá và tính sáng tạo của các sáng tác Van học dân tộc trà nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chỗ khó nhất trong nghiên cứu Truyện Kiểu là xác nhận tính sáng tạo toàn vẹn của nó, một tác phẩm được sáng tác dựa trên một tác phẩm có sẵn của nhà văn nước ngoài. Về tính sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì người ta đã nhận thấy từ lâu. Nhưng vấn đề chúng tôi muốn nêu ra, là không phải chỉ sáng tạo trên câu, chữ riêng lẻ, sự thêm bớt chi tiết cá biệt trong cốt truyện và cách miêu tả, mù lả sáng tạo toàn vẹn, bắt đầu từ ý đồ, quan niệm đến hình dung toàn bộ thế giới, con người, lời văn... tất cả tạo thành một chỉnh thể độc đáo không lặp lại của văn học dân tộc và văn học thế giới. Đối với một yêu cầu như thế, những cách phân tích câu hay, từ đắt, những so sánh đối chiếu thuần túy về chi tiết, sự kiện, cách tiếp cận xã hội học, phân tâm học.... đều chỉ cho kết quả từng bộ phận. Muốn hiểu tác phẩm như một sáng tạo toàn vẹn thì phải nhìn tác phẩm như một sản phẩm sáng tạo của chủ thể khám phá ý thức chủ thể trong tác phẩm, xem nó như một hệ thống biểu hiện cụ thể, bao gồm cái nhìn, điểm nhìn, hình thức mang quan niệm. Lý luận văn học ngày nay đã cho biết, yếu tố hình thức nào của tác phẩm văn học cũng đều mang tính nội dung. Nhưng những yếu tô hình thức ở cấp thấp như vần, thanh điệu, ngắt nhịp... thì tính nội dung thường mờ nhạt, khó xác định. Hình thức càng ở bậc cao thì tính nội dung càng rõ rệt. Chính vì vậy việc tìm hiểu tính sáng tạo của Truyện Kiều phải bắt đầu từ những hình thức mang tính chỉnh thể ở bậc cao.

Thi pháp Truyện Kiều là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả. Thi pháp học hiện đại bao gồm phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó. Phong cách học nghệ thuật ở đây không chỉ là sự lựa chọn những yếu tố tư tưởng, tình cảm, phương tiện để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thống nhất những cái đã được lựa chọn vào một thể thống nhất hữu cơ, hoàn chỉnh. Không có sự thông nhất trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì không thể có được phong cách. Yếu tố tạo nên sự thống nhất ấy không gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật.

Tính sáng tạo của bất cứ tác phẩm nào đều bắt đầu từ sáng tạo trong quan niệm, bất kể tác giả của nó có ý thức được điều đó hay không. Thiếu một quan niệm mới thì không thể có được một sáng tạo thật sự mới trong nghệ thuật. Tính hệ thống của nghệ thuật thể hiện ở chỗ một quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ. Đi tìm quan niệm nghệ thuật và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có trong một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp học khác hẳn với việc phê bình thiên về bình luận, bình giảng theo lối cảm thụ chủ quan thịnh hành. Nó phải vận dụng nhiều thao tác kỹ thuật để phân tích, chứng giải. Do vậy các thao tác ngữ học, tự sự học cũng được chú ý thích đáng. Những khái niệm, thuật ngữ mới cũng được vận dụng.

Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều từ thời gian nghệ thuật (1981), cái nhìn nghệ thuật (1982). Từ đó đến nay đã qua 20 năm, các bài viết tiếp theo sau đó đã được triển khai trên nhiều mặt, tạo thành một chuyên luận có hệ thống nhất quán, có quan điểm riêng

Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực chất là nghiên cứu văn học so sánh. Thiếu nhãn quan so sánh thì không thể tiếp cận cái mới của Nguyễn Du. Ở đây không chỉ so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân mà còn so sánh nó với nhiều hiện tượng văn hoá, văn học Trung Quốc khác. Mặt khác Truyện Kiều là sản phẩm của văn hoá, văn học Việt Nam, cho nên việc so sánh lịch sử trong nội bộ vân học dân tộc cũng rất cần thiết.    

Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều tết phải bám sát vào văn bản Truyện Kiều. Nhưng như mọi người đều biết về vấn để này còn có nhiều ý kiến khác nhau, quá trình xác định văn bản và cách phiên âm còn đang tiếp diễn. Để tiện việc, chúng tôi chọn những bản Kiểu thông dụng nhất lâu nay. Đó là các bản do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh và Nguyễn Thạch Giang hiệu đính, chú giải.

Tuy đã có định hướng rõ ràng nhưng công trình của chúng tôi vẫn không tránh khỏi ít nhiều tính chất tập hợp. Đi vào chi tiết chắc khó tránh khỏi những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, song điều chúng tôi muốn đưa ra ở đây là cách tiếp cận đối với một tác phẩm văn học trung đại, cách tiếp cận thi pháp học. Chúng tôi mong bạn đọc chỉ giáo để có dịp nâng cao chất lượng của công trình.


Sách