nguyendu.org.vn
Loading...

Thách thức trong bảo tồn và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu


Sau gần một năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tiếp tục được cộng đồng giữ gìn, phát huy. Tuy nhiên, việc được UNESCO ghi danh cũng khiến di sản này tiếp tục bị lợi dụng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến “danh”, “diện” cũng như trở thành thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. 
 

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đang được cộng đồng giữ gìn, phát huy. Ảnh: Phạm Đức Anh
 
Ranh giới mong manh?
 
Là một loại hình tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt, Tín ngưỡng thờ Mẫu có sức sống mãnh liệt, dẻo dai, uyển chuyển, phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử đất nước. Không chỉ có vậy, nhờ khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao mà Tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung để cùng bảo lưu những giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, cũng bởi những đặc tính ấy cùng với việc thực hiện nhu cầu tâm linh ở nhiều nơi nên việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu còn nảy sinh không ít biến tướng, gây bức xúc trong nhân dân. 
 
Thanh đồng Nguyễn Thị Thìn (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình) cho biết: Tín ngưỡng thờ Mẫu đang "bị" thực hành khá tùy tiện ở nhiều không gian chưa phù hợp như đình, chùa... Người thực hành nghi lễ có biểu hiện lệch chuẩn từ trang phục, đạo cụ, văn hầu đến vũ đạo làm mất đi sự nghiêm túc và tính linh thiêng. Trong đó đáng buồn hơn còn có hiện tượng thương mại hóa, đưa bói toán, phù chú, bắt ma, trò phù thủy... vào các canh hầu; yêu cầu con nhang đệ tử bỏ ra khoản tiền lớn để tổ chức hầu đồng khiến họ tán gia bại sản... Những hiện tượng này đang làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của di sản. 
 
Đồng tình với nhận xét trên, nhà nghiên cứu Phạm Tứ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nêu: Trong thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu còn bùng phát việc trình đồng, mở phủ dẫn đến sự trà trộn của những “đồng đú, đồng đua” trong cộng đồng. Điều này gây nên đủ chuyện dở khóc, dở cười trong thực hành di sản, như: Quy ước tu dưỡng 12 năm để “thử đồng” bị phá bỏ, nhiều người mới ra đồng một năm đã “đẻ đồng”, tự phong cho mình là “Đồng thầy”...

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, TS Lê Thị Minh Lý, những phát sinh kể trên có xuất phát từ thực tế khó định lượng, định tính trong lĩnh vực truyền dạy thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, bởi sinh hoạt tín ngưỡng không giống với các loại hình di sản khác như nghệ thuật trình diễn, nghề thủ công truyền thống. Rất khó đưa ra những quy tắc chi tiết, cụ thể chung nhất về vũ đạo, ngôn từ, đồ lễ dâng cúng, sự bổ trợ của âm nhạc, lễ bái, kính thỉnh... 

Gìn giữ và phát huy giá trị di sản
 
Để ngăn chặn những hành vi trục lợi, gây ảnh hưởng tới giá trị di sản, mới đây, Bộ VH-TT&DL đã có Công văn số 3156/BVHTTDL -DSVH ngày 25-7-2017 về việc triển khai chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, trong đó nhấn mạnh: Phải có những hành động thiết thực nhằm định hướng bảo tồn và phát huy bền vững những giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, ngăn chặn các hiện tượng biến tướng, mê tín dị đoan, lãng phí trong thực hành di sản. 

TS Lê Thị Minh Lý cho rằng: Cần có các công trình nghiên cứu về Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại để cập nhật liên tục các cách thức thực hành đang diễn ra, từ đó định hình đâu là giá trị cốt lõi của di sản, đâu là kế thừa sáng tạo, đâu là biến tướng, có nguy cơ làm mai một hay ảnh hưởng đến “danh”, “diện” của di sản này. Cần đánh giá và định hướng lại các hoạt động trình diễn, trao chứng nhận, cấp giấy khen hiện nay bởi đã là di sản văn hóa phi vật thể, nguyên tắc tổ chức đầu tiên là tôn trọng và giữ gìn sự đa dạng, không thể có thi thố, cạnh tranh hơn thua, cần hạn chế tình trạng sân khấu hóa, du lịch hóa dẫn đến tình trạng sính danh hiệu một cách hình thức, phô trương, có thể làm thay đổi tính chất và giá trị vốn có của di sản. Vấn đề quan trọng nhất ở truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ vẫn là trao truyền nhận thức về giá trị di sản, về hướng dẫn thực hành và hành động bảo vệ di sản đó. 
 
Thanh đồng Nguyễn Thị Thìn mong sớm có kế hoạch cụ thể hóa và triển khai các phần việc của Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ; các địa phương cần có chương trình kiểm kê riêng cho loại hình di sản này, xác định nhóm đồng nòng cốt tham gia vào việc xây dựng tiêu chí để nhận diện những người đang thực hành di sản; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi nhiễu loạn, biến tướng, lợi dụng thực hành di sản để trục lợi, lừa đảo, làm mất đi giá trị nhân văn, nét đẹp văn hóa tâm linh của tín ngưỡng này.
 
 
Theo Thanh Thủy/Báo Hànộimới
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website