nguyendu.org.vn
Loading...

Thác Vũ môn huyền thoại - Tiềm năng cần được đánh thức


Danh thắng thác Vũ Môn – Dinh Thuật thuộc địa phận xã Phú Gia huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Thác Vũ Môn gắn với truyền thuyết cá chép vượt thác hóa rồng, có điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cần được đầu tư khai thác.
 

Dòng ước trên đỉnh thác

 
Tên huyện Hương Khê được đặt theo phong thổ. Phong thổ có các thứ sản vật thơm, “hữu xạ” cho nên “tự nhiên hương”. Hương Khê có gỗ trầm hương, một loại gỗ thơm đặt biệt, có Bưởi Phúc Trạch, “Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương”; có Cam Khe mây, hương thơm bay khắp gần xa vẫy gọi khách thập phương. Hương Khê có danh thắng Thác Vũ Môn gắn liền với truyền thuyết Cá chép hóa Rồng: “Mồng bảy cá đi ăn thề, mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn”. Đối với người con Hương Khê trong tấm trí và tình cảm thì Thác Vũ Môn rất xa nhưng lại rất gần, rất gần nhưng lại rất xa. Đã có rất nhiều người thể hiện tình cảm và ước vọng của mình về Thác Vũ Môn qua những vần thơ, trang sách, những chuyến đi khảo sát thực tế để được đắm mình trong sự hùng vỹ, nên thơ của dòng  Thác.
 

Thác Vũ Môn

 
1. Thác Vũ Môn qua thơ, ca.

Ông Nguyễn Xuân Lan, xã Lộc Yên, viết:

Trên đỉnh Giăng Màn một suối cao
Tháng ngày dòng nước xối rì rào
Đá bàn óng ánh màu hoa lệ
Thác nước râm ran tiếng dạt dào
Tạo hóa công lao từng sắp đặt
Thần tiên cảnh sắc thú tiêu dao
Mong ai khơi dậy nguồn thanh lịch
Của Vũ hân hoan được đón chào

Ông Đinh Song Bạt khi về thăm quê (Phúc Trạch - Hương Khê) viết:

Đứng nhìn dãy Giăng Màn
Xa xa một màu lam
Những dải mây trắng nhẹ
Quanh đỉnh núi chờn vờn…
Ào ào thác Vũ Môn
Từ lưng trời đổ tuôn
Lung linh tấm lụa bạch
Buông xuống đẹp mê hồn

Ông Trịnh Ngữ một chiều mùa hè đi vãn cảnh đã viết:

Huyền thoại bao đời thác Vũ Môn
Hóa rồng… cá gáy vượt dòng tuôn
Trên Trìm trụt xuống không đường tắt
Dưới Trụ trèo lên chẳng lối mòn
Gió cuốn màn xanh, xanh đỉnh núi
Nước tràn giải lụa, trắng sườn non
Đường mang tên Bác: nhìn lên thác
Du lịch dòng người đến Vũ Môn

Với Ông Xuân Đài nhìn thác Vũ Môn màu sắc hơn, nhạc điệu hơn:

Thánh thót đài trời reo nhạc đá
Mượt mà màu nước lộng màu mây
Ngắm dòng huyền diệu trong chiều nắng
Ngỡ dãi ngân hà tuột xuống đây.

Ngoài những bài hoàn chỉnh về thác Vũ Môn, nhiều bài khác khi nói về quê hương Hương Khê đều có nhắc đến Vũ Môn, như trong bài Vịnh Hương Khê 140 năm, Ông Vĩnh Hoàn viết:

Rùa vàng cá hiếm phô điềm lạ
Hồ thẳm, thác cao nhắc tích hay
(hồ thắm: Hồ ở miếu Trầm Lâm; thác cao: thác Vũ Môn)

Ở bài sớm chiều, ng Thanh Lộc ghi:

Vũ Môn: Mây, nước… ngờ tranh vẽ
Địa lợi: Núi, sông ngỡ gấm thêu
Ông Đình Tỉu, trong bài “Nhắc nhở lòng ta”, viết:
Xưa dấu Hàm Nghi buổi biến triều
Hương Khê muôn quý với ngàn yêu
Vũ Môn… cá vượt… tài ai tạc!
Khai trướng… màn giăng… đẹp gấm thêu

Khi mong ước Vũ Môn sẽ trở thành điểm du lịch, Ông Xuân Lan viết:

Mong ai khơi dậy nguồn thanh lịch
Cửa Vũ hân hoan được đón chào

Ông Trần Trí Diệu, trong bài thơ Thác Vũ Môn đã viết:

Xa nhau nhớ lắm, thương nhiều
Hẹn em du lịch sớm chiều Vũ Môn
Anh về xây dựng Trường Sơn
Đón khách du lịch Vũ Môn quê mình
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Xa quê nhớ lắm dáng hình Vũ Môn
Ngắm biển mời đến Đồ Sơn
Ngắm thác mời đến Vũ Môn chân trời

Vũ Môn ngày có bốn mùa
Ai chưa đến đó thì chưa yên lòng
Vũ Môn Đông nắng, Tây giông
Ngoài suối thác “hát”, vọng trong chuông chùa
 
2. Thác Vũ Môn trong các tài liệu nghiên cứu.   
                    
Có thể nói Thác Vũ Môn là một kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho con người, là một hòn ngọc giữa rừng xanh, một phong cảnh “thiên đường”. Thác Vũ Môn đã được nói đến trong rất nhiều tài liệu: Trong sách Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch nói: “Núi khai trướng cao ngất trời, trông như màn giăng. Một giải trắng nổi bật lên giữa màu lam xanh biếc, dài đến mấy trăm trượng, gọi là Suối Vũ Môn. Tục truyền đây là nơi cá gáy hóa rồng”. Trong các cuốn sách: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; sách: Hoàng việt dư địa chí đời Minh Mạng; sách: Đồng Khánh địa dư; sách Đại Nam nhất thống chí đều giới thiệu về suối Vũ Môn với nhiều tình tiết chung như: “Suối Vũ Môn ở Núi Vũ Môn trong dãy Giăng Màn, thuộc huyện Hương Khê, trên có thác ba bậc, mỗi bậc đến vài trượng, đứng ngoài mấy trăm dặm trông như một làn khói đứng sững trong núi xanh. Tương truyền hàng năm đến ngày tám tháng tư cá chép vượt được suối này thì hóa rồng, phường chài thì bảo nhau mấy ngày trước không bủa chài lưới, đúng ngày ấy thì chỗ này mây mù dày đặc, không ai dám đến gần”. Trong tài liệu “Vũ môn - Cá gáy hóa rồng và một số địa danh lịch sử vùng Hương Khê - Hà Tĩnh của ông Trần Văn Quý (nhà nghiên cứu Hán nôm- quê xã Hương Bình): Tên gốc của Suối Vũ Môn (tên cúng cơm) là Dòng Nước Thần (hoặc Suối Nước Thần).
 
3. Thác Vũ Môn qua chuyến đi khảo sát thực tế
 
Hòa trong dòng chảy dạt dào tình cảm đó, ngày 5/8/2016, Tôi được tham gia đoàn khảo sát của huyện về hiện trạng và tiềm năng của Thác Vũ Môn.
 
Khoảng 8 giờ, ngày 05/8/2016, đoàn xuất phát từ Đồn biên phòng Phú Gia bằng những chiếc xe tự chế của người dân bản địa đi làm rẫy. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, đi qua một dãi đất màu mỡ, khá bằng phẳng và những con suối với dòng nước trong veo, cả đoàn dừng lại bắt đầu đi bộ. Ai nấy trong đoàn đều hiểu rằng chặng đường sắp tới sẽ là một chặng đường vất vả nhưng ai cũng hứng khởi vì biết rằng chuẩn bị được tận mắt chiêm ngưỡng một kiệt tác của thiên nhiên đã đi vào truyền thuyết. Trước mắt là một cánh rừng xanh ngát nguyên sơ, với một bầu không khí mát dịu, trong lành. Xa xa, nghe đâu đó những tiếng động lạ, chúng tôi lại được những người dân bản địa cùng đi giải mã từng tiếng chim muông; thi thoảng trên đường đi lại bắt gặp những cây cổ thụ to lớn, cao vun vút đâm thẳng lên tưởng tượng như những cột trụ trời.
 
Đi bộ được chừng 4-5 giờ, Thác Vũ Môn bắt đầu hiện ra trong tầm mắt, đứng xa xa, thác như mái tóc của nàng tiên xỏa trắng xuống giữa đại ngàn. Đi khoảng 2 giờ nữa bắt đầu nghe tiếng thác đổ như một bản nhạc rừng. Cơn mưa rừng đã làm chậm thời gian dự kiến, đến khoảng 5 giờ chiều, những người cuối cùng trong đoàn mới đến được chân thác (tại đây có độ cao là 1.035m so với mực nước biển). Dù trên đường đi, không ngừng được những người dân bản địa mô tả về cảnh vật ở Vũ Môn, nhưng cảnh tượng hiện ra trước mắt lúc này vượt ngoài tưởng tượng của nhiều người; một khung cảnh hoang sơ hiện ra dưới vách đá dựng đứng, phảng phất mùi cỏ, cây; trước mắt là dòng nước trắng xóa đổ xuống không ngớt, tạo nên tiếng reo như tiếng nhạc đồng vọng của đá núi, cây rừng; bao mệt mỏi của một quãng đường dài dường như tan biến, mọi người đều thả mình vào dòng nước trong veo dưới chân thác, một cảm giác lạnh buốt, nhưng dễ chịu; một khung cảnh như thực, như hư, huyền ảo, đẹp đến nao lòng; một chút tâm linh, không ai bảo nhau nhưng ai nấy đều hứng lấy một ít nước trong lành từ dòng Thác để uống lấy một ngụm, như để tiếp thêm sức mạnh từ truyền thuyết.

 Sau khi đã hoàn thành việc dựng trại, mắc võng, mọi người quây quần bên bếp lửa rừng, thưởng thức bữa cơm đầu tiên trong tiếng thác đổ ầm ầm; những người dân bản địa chiêu đãi cả đoàn món ếch đá, ngồi bên bếp lửa nướng và thưởng thức từng con ếch thơm ngon, được bắt từ những kẻ đá; nghe những người thợ rừng kể về những chuyến đi rừng, những điều lý thú, li kỳ về rừng sâu mà chưa một sách vở nào viết.
 
Đêm đến, nhiệt độ xuống rất nhanh (vào lúc 01 giờ, ngày 06/8/2016, nhiệt độ đo được là 19oC), nằm trong lán nghe tiếng thác đổ, gió thổi từng cơn lạnh buốt rít lên như làm tăng thêm sự huyền bí vốn có của núi rừng nơi đây nhưng rồi mọi người ai cũng thiếp đi sau một ngày đường vất vả. 
 
5 giờ sáng, những người đầu tiên tỉnh giấc và đã dậy nhóm lửa vì quá lạnh, đến 6 giờ tất cả mọi người đều đã ra khỏi lán, tìm cho mình một vị trí tốt nhất để ngắm nhìn và chụp ảnh; những tia nắng mặt trời bắt đầu xuất hiện, từ chân thác nhìn về phía Đông, những ráng vàng lẫn khuất sau tán lá rừng, những đám mây trắng lững lờ nhẹ trôi trên đầu có cảm giác như đất trời đang gần lại, và rồi ánh nắng chiếu vào dòng thác, những chiếc cầu vồng bắt đầu xuất hiện, khung cảnh lúc này quả tựa như giữa chốn bồng lai, tiên cảnh.
 

Đoàn khảo sát trên đỉnh Thác Vũ Môn
 
Sau bữa sáng, Đoàn tiếp tục lên đường chinh phục đỉnh thác Vũ Môn, sau thời gian đi bộ, leo núi khoảng 1 giờ 30 phút, Đoàn lên đến đỉnh thác với độ cao 1.280m so với mực nước biển. Một cảm giác lâng lâng khi có mặt trong đoàn khảo sát đầu tiên chinh phục đỉnh Giăng Màn, đặt chân lên đỉnh thác Vũ Môn. Cảm xúc ấy sẽ chẳng bao giờ chúng tôi quên được.
 
Trên đỉnh thác là dòng sông chảy hiền hòa, rộng khoảng 30m bắt nguồn từ đỉnh núi Giăng Màn có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Nhiệt độ đo được vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 06/8/2016 trên đỉnh thác là 28oC (nhiệt độ tại Thị trấn Hương Khê thời điểm đó là khoảng 35oC).
 
Đoàn xuất phát từ chân thác ra về lúc 12 giờ 30 phút, dẫu phải chạy đua với thời gian để kịp ra khỏi rừng trước khi trời tối, nhưng trong Đoàn ai cũng đều phấn chấn vì bản thân vừa chinh phục được Thác Vũ Môn huyền thoại, tận mắt nhìn thấy một Vũ Môn hoang sơ, mà hùng vỹ, một Vũ Môn huyền bí, nhưng cũng rất nên thơ; 18 giờ 30 phút, Đoàn đã về đến Đồn biên phòng Phú Gia; kết thúc 2 ngày khám phá với bao trải nghiệm thú vị và ai cũng mong muốn thêm một lần được quay lại chiêm ngưỡng Thác Vũ Môn.
 
4. Thác Vũ Môn - Tiềm năng cần được đánh thức.
 
Qua kết quả đo đạc, chúng tôi đã có được các số liệu về Thác Vũ Môn.
 
* Về đường đi: Quảng đường từ Thị Trấn huyện đi vào dòng suối thứ 5 (nơi xe cơ giới không đi được nữa): 30 km. Quảng đường từ dòng suối thứ 5 đến đỉnh Thác; Theo đường đi bộ qua các núi: khoảng 14km; Theo đường thẳng (đường chim bay) khoảng 6km;
 
*  Vị trí Thác: Thác Vũ Môn nằm ở tọa độ: 1807 Vĩ Bắc; 105023 Kinh Đông; Bên phải Thác cách biên giới Việt - Lào điểm gần nhất: 800m; điểm xa 1.700m; Thác có 3 tầng nước với độ dài dòng chảy từ đỉnh thác đến hồ chưa nước ở chân Thác thứ 3: khoảng 200m; trong đó:  Tầng 1: Có độ dài khoảng: 80m (dòng nước chảy thành 2 bậc); Tầng 2: Có độ dài khoảng: 70m (dòng nước chảy thành 2 bậc); Tầng 3: Có độ dài khoảng: 60m (phía dưới chân Thác tầng 3, có một cái hồ rộng khoảng 350m2, độ sâu khoảng 1-1,4m);  Chân thác (hồ nước ở chân tầng 1): Có độ cao là 1.035m so với mực nước biển. Đỉnh Thác (điểm đầu của Thác tầng 3): Có độ cao là 1.280m so với mực nước biển; ngay ở chân thác Vũ Môn có những tảng đá lớn gối lên nhau hình thành nên các hang hốc, từ chân thác chảy xuôi qua các khe đá, hốc đá tạo thành các vòng xoáy, vực nước tuyệt đẹp. Dưới chân thác còn có những phiến đá lớn, trong đó, nổi bật là phiến đá rộng, phẳng, tương truyền được coi là “bàn cờ tiên”.
 
* Về nhiệt độ: Nhiệt độ đo được vào lúc 5 giờ sáng là 21oC, độ ẩm là 88%;  Nhiệt độ đo được vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 06/8/2016 trên đỉnh thác là 28oC (nhiệt độ tại Thị trấn Hương Khê thời điểm đó là khoảng 35oC). Nhiệt độ đo được vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 06/8/2016 ở chân thác  là 30oC (nhiệt độ tại Thị trấn Hương Khê thời điểm đó là khoảng 39oC). Nhiệt độ đo được vào lúc 17 giờ là 27oC, độ ẩm 86%; Nhiệt độ đo được vào lúc 21 giờ là 25oC, độ ẩm là 87%; Nhiệt độ đo được vào lúc 01 giờ sáng, ngày 06/8/2016, nhiệt độ đo được là 19oC);
 
* Về nguồn nước của Thác:  Trên đỉnh thác là dòng sông chảy hiền hòa, rộng khoảng 30m bắt nguồn từ đỉnh núi Giăng Màn có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Dòng sông này cung cấp nguồn nước cho Thác; Nước của Thác có nhiệt độ khoảng 180c; nước tung bọt trắng xóa; dòng chảy của Thác tạo nên tiếng reo, đứng cách Thác khoảng 2km đã nghe tiếng nước chảy.
 
* Về đất, rừng: Xung quanh Thác đang còn rừng với nhiều loài cây khác nhau, trong đó có nhiều cây tùng, bách, táu; có những cây tùng có đường kính 1m. Trên đỉnh Thác là vùng đất rộng khoảng 500 ha; trong đó có khoảng 70ha đất bằng; đang còn rừng nguyên sinh; Bên phải thác là một dãy núi (nhân dân Phú Lâm gọi là Đỉnh trụt); Bên trái thác là một dãy núi đá (Nhân dân Phú Lâm gọi là lèn Bắc Thang).
 
Để nhiều người đến được với Vũ Môn chiêm ngưỡng tuyệt tác thiên nhiên ấy, để được đắm mình vào dòng nước huyền thoại ấy, để một tiềm năng không ngủ quên, Vũ Môn cần được quan tâm đúng mức. Nếu được đầu tư bài bản, Vũ Môn chắc chắn sẽ là một điểm đầy hấp dẫn của du khách thập phương; kết hợp với những di tích văn hóa trên địa bàn huyện như Đền Trầm Lâm, Thành Sơn Phòng-Hàm Nghi, Rôộc Cồn, Đền Ngàn Trụ,… đây sẽ là một điểm du lịch lý thú, đa dạng, kết hợp giữa du lịch tâm linh và du lịch khám phá. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về giao thông của huyện Hương Khê (cả về đường sắt và đường bộ), Thác Vũ Môn hoàn toàn có thể là một điểm đến trong các tour du lịch của Hà Tĩnh.
 
Theo Trần Quốc Bảo/hươngkhe.hatinh.gov.vn

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website