nguyendu.org.vn
Loading...

Tể tướng Nguyễn Nghiễm với hai người vợ họ Đặng


Quê hương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có hai dòng họ nổi tiếng, đó là dòng họ Nguyễn (Tiên Điền họ Nguyễn) và dòng họ Đặng (Uy Viễn họ Đặng), hai dòng họ lớn”môn đăng hộ đối” có nhiều người học rộng, đỗ đạt làm quan, kết thông gia với nhau từ lâu đời. Mối quan hệ thân tình của hai dòng họ này được bắt đầu từ mối lương duyên của Nguyễn Nghiễm và hai cô gái họ Đặng.
 
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Nghiễm (Tiên Điền - Nghi Xuân)
 
Gia phả họ Đặng ở Nghi Xuân cho biết, Đặng Sỹ Vinh (bố vợ của Nguyễn Nghiễm) đỗ Hoành Từ khoa Bính Tuất(1706) từng làm quan Tri phủ Thiệu Thiên,Thừa chính sứ Lạng Sơn, Đô ngự sử, ông có 5 người con gái thông minh, xinh đẹp, hội tụ tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” đều được kết duyên với những người có danh tiếng. Bà Đặng Thị Phương, người con gái cả là chính thất của Hoành từ Hồng Trạch hầu Thái bộc Tự khanh Đặng Thái Bàng. Bà Đặng Thị Dương người con gái thứ hai là chính thất của Hoàng giáp Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, người con gái thứ ba là bà Đặng Thị Tuyết cũng là kế thất của Nguyễn Nghiễm. Người con gái thứ tư là Đặng Thị Tuy,vợ của cử nhân Đặng Tự Ban, người cùng xã. Người con gái út là bà Đặng Thị Thiệp lấy Hiệu sinh (Tú tài) Nguyễn Minh Huy, là mẹ của cử nhân Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn và là bà nội của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.
 
Nhân dân vùng này truyền tụng nhau câu nói: “Tiên Điền họ Nguyễn - Uy Viễn họ Đặng”. Đó là hai dòng họ lớn”môn đăng hộ đối” có nhiều người học rộng, đỗ đạt làm quan, kết thông gia với nhau từ lâu đời. Mối quan hệ thân tình của hai dòng họ này được bắt đầu từ mối lương duyên của Nguyễn Nghiễm và hai cô gái họ Đặng.
 
Nguyễn Nghiễm là người có chí tiến thủ “Vi khanh, vi tướng”. Cô gái Đặng Thị Dương là người có tài sắc vẹn toàn. Nguyễn Nghiễm đã "phải lòng" Đặng Thị Dương và cưới làm vợ, đôi trai tài, gái sắc này đã sinh ra Nguyễn Khản một tài trí hơn người của dòng họ Nguyễn.
 
Khoa Tân Hợi, năm 1731, đời vua Vĩnh Khánh, Nguyễn Nghiễm đậu đệ nhị giáp tiến sỹ. Bước đường công danh của Nguyễn Nghiễm thăng tiến rất nhanh, có tiếng tài năng khắp trong triều ngoài trấn, có năm thăng tiến đến hai cấp. Ông từng giữ chức Hiến sát sứ  Thanh Hóa, nhập thi kinh diên, tổng tài quốc sử quán, nhập thị tham tụng( tể tướng), lần lượt làm thượng thư các bộ Công, bộ Lễ, bộ Hộ, Lại thăng chức Tư đồ, tước Xuân Quân Công. Năm Tân Mão, 64 tuổi ông xin về nghỉ hưu, nhưng ba tháng sau triều đình ra chiếu chỉ gọi về kinh giữ chức Tham tụng lần 2. Năm Giáp Ngọ(1774) Nguyễn Nghiễm tuổi đã cao vẫn được triều đình nhà Lê Trung Hưng phong làm tả tướng quân cùng Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt đem quân chinh phạt chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Tuy nhiên khi đến doanh được một thời gian Nguyễn Nghiễm mắc bệnh nặng, ông xin về quê chữa bệnh. Nhưng đến ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi (1775) ông mất ở xã Tiên Điền, được vua ban tên thụy là Trung Cần, phong tặng Xuân Nhạc Công, hai người con của ông với hai người vợ họ Đặng là Nguyễn Khản và Nguyễn Điều có công với nước nên được gia phong (truy tặng) 4 chữ:”Khoan- Hòa- Mẫn- Đạt”, sau gia phong hàng Thượng đẳng thần.
 
Chính thất của Nguyễn Nghiễm là con gái thứ hai của cụ Đặng Sỹ Vinh. Bà sinh năm Quý Tỵ, Vĩnh Thịnh (1713) là người có nhan sắc, thông minh lại thông kinh sử, bà  lấy chồng năm 16 tuổi,  năm 22 tuổi sinh ra Nguyễn Khản, sau sinh thêm một người con gái tên là Hiên (mất lúc 14 tuổi), năm (1767) bà được gia phong là Quận phu nhân. Năm 1780 bà mất tại nhà riêng của Nguyễn Khản tại Thăng Long và được đưa về quê an táng tại cánh đồng làng Đan Phổ, huyện Nghi Xuân. Năm (1783), bà được phong  là Ôn thục Từ dụ Quận phu nhân, được tế theo lễ bậc Trung đẳng phúc thần.
 
Bà Đặng Thị Tuyết  là em bà Đặng Thị Dương sinh năm Ất Tỵ Bảo Thái (1725) về làm vợ Nguyễn Nghiễm năm 15 tuổi, năm 20 tuổi sinh Nguyễn Điều nhưng sinh con được hơn hai tháng thì bà mất, được an táng tại xứ Đồng Thung, thôn Trung Xá, Đan Hải. Sau khi mất bà được phong tặng Tự phu nhân, năm Quí Mão (1783) bà được gia tặng Quận phu nhân.
 
Nguyễn Điều được mẹ chính thất (cũng là dì ruột) chăm nom nuôi dạy nên người. Cả hai người con trai của Nguyễn Nghiễm với hai người vợ họ Đặng đều đậu đạt thành danh.
 
Năm Quý Dậu(1753) thi hương Nguyễn Khản đậu đầu bảng. năm Đinh Sửu(1757) thi hội đậu tam trường. Tháng 3 năm Canh Thìn(1760) đời Cảnh Hưng thi Đình trúng đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân. Nguyễn Khản 27 tuổi thi hội và thi đình đều đậu thứ 2. Nguyễn Khản là một trong những danh nhân của dòng họ Nguyễn Tiên Điền thế kỷ XVIII- XIX được tôn vinh là bậc” Thiếu tuấn cụ khánh” (trẻ tuổi mà tài năng xuất sắc). Nguyễn Khản ra làm quan ông giữ nhiều cương vị như Tả Tư giảng (thầy dạy học cho chúa Trịnh Sâm), nhập thị bồi tụng, hữu thị lang bộ Lại, tước Kiều nhạc hầu, sau đổi sang quan võ giữ chức Tả hiệu điểm tước Hồng Lĩnh hầu làm trấn thủ Sơn Tây- Hưng Hóa kiêm thống lĩnh nhập thị tham tụng thượng thư bộ Lại. Sau lại phong chức Thái bảo thăng tán trị công thần, tước Toản quận công. Trong vai trò con trưởng, ông là người kế thừa, phát huy, làm rạng rỡ đạo lý lời răn dạy của tổ tiên ở “Gia huấn tích thiện bi ký”. Khi thân phụ Nguyễn Nghiễm mất ông giữ vai trò”Quyền huynh thế phụ” thay cha dạy dỗ dìu dắt các em khác mẹ khôn lớn trưởng thành trong đó có Đại thi hào Nguyễn Du.
 
Về danh nhân Nguyễn Điều, năm 15 tuổi đã được chọn vào trường thi, khoa thi vào mùa xuân đỗ tam trường, từng làm quan tự thừa đại lý, lang trung bộ lại. Khi được cùng cha và cậu ruột(Đặng Sỹ Hàn) đi đánh quân Trấn Ninh, Nguyễn Điều giữ chức Quản hữu thuyền đội Hãn trung quân. Sau đó được thăng chức Đô chỉ huy sứ, tước Điền Nhạc hầu. Lại thăng chức Trấn thủ Hưng Hóa, tiếp đó đổi làm Đốc lĩnh Thảo tặc đại tướng quân, về sau được giao làm trấn thủ Tuyên Quang đồng giữ chức quyền phủ sự ở phủ chúa Trịnh. Sau lại thăng chức đô đốc đồng tri. Khi Nguyễn Khản giữ chức Thượng thư bộ lại kiêm Tham tụng (tể tướng) thì Nguyễn Điều xin ra trấn thủ Sơn Tây. Nhà Lê sụp đổ Nguyễn Điều chạy về Hương Sơn (Hà Tĩnh) ẩn náu.
 
Nguyễn Khản và Nguyễn Điều, là kết quả của mối tình Nguyễn Nghiễm với 2 cô gái họ Đặng, con Tri phủ  Đặng Sỹ Vinh, là sợi dây, cầu nối của hai gia đình danh tiếng. Đặc biệt hai bên có mối quan hệ thông gia hòa thuận, gắn bó gần gũi với nhau như ruột thịt của 2 dòng họ” danh gia vọng tộc” tiếng tăm lừng lẫy một thời ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
 
 
Lê Vân

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website