nguyendu.org.vn
Loading...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa thành sức mạnh để phát triển đất nước


Ngày 5/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia (Hội đồng) nhiệm kỳ 2020-2024.
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản quốc gia (ảnh VGP)
 
Trong nhiệm kỳ 2015-2019, Hội đồng đã tổ chức thẩm định được 52 di tích, 112 hiện vật, nhóm hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận Bảo vật quốc gia.
 
Hội đồng đã đóng góp ý kiến, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ các hồ sơ di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hoặc cần bảo vệ khẩn cấp.
 
Qua quá trình khảo sát và làm việc với các địa phương, GS. Lưu Trần Tiêu cũng nêu thực trạng các địa phương chưa quan tâm, có chế độ bảo vệ, bảo quản, bảo tồn tương xứng đối với bảo vật quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.
 
Hội đồng đề nghị Bộ VHTTDL chỉ đạo các địa phương có biện pháp, phương án cụ thể để bảo vệ và bảo quản đặc biệt đối với bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh; UBND tỉnh, thành phố quan tâm đúng mức đến việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị đối với di tích quốc gia đặc biệt.
 
Trân trọng những đóng góp của Hội đồng trong công tác xét hồ sơ công nhận di tích các cấp rất tốt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn trong nhiệm kỳ tới (2020-2024) Hội đồng làm tốt hơn nữa hoạt động tư vấn về những vấn đề liên quan đến khoa học, công tác quản lý để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, biến thành sức mạnh để đất nước phát triển. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, từ đó hình thành cơ chế, mạng lưới đồng hành, bổ trợ cơ quan quản lý nhà nước để công tác bảo tồn, phát huy di sản đi vào thực chất.
 
Phó Thủ tướng chia sẻ thêm trong quá trình phát triển, nhiều nước vì sức ép tăng trưởng kinh tế nên thường không chú ý vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa. Đến lúc nhận ra thì các nước này phải mất hàng chục năm để giải quyết ô nhiễm môi trường, và hàng thế hệ để khắc phục những bất cập xã hội, văn hóa. So với nhiều nước cùng trình độ phát triển, các chỉ số về văn hóa, xã hội, phát triển con người phát triển bền vững của Việt Nam ở thứ hạng cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân GDP tính trên đầu người.
 
Toàn cảnh buổi làm việc (ảnh VGP)
 
Trao đổi về một số kiến nghị cụ thể của các thành viên Hội đồng liên quan về sự cần thiết phải có chương trình, đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, thúc đẩy dự án xây dựng bảo tàng lịch sử quốc gia… Phó Thủ tướng "đặt hàng" Hội đồng bàn và xem xét phương án thiết lập bảo tàng số quốc gia; nghiên cứu xây dựng bộ công cụ giám sát việc bảo tồn các di sản văn hóa trên cả nước.
 
Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Hội đồng đã nghe báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long về tiến độ triển khai công tác phục dựng Chính điện Kính Thiên,
 
Qua các ý kiến, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL, TP. Hà Nội sớm báo cáo cụ thể về vấn đề này. "Đây là việc cần làm đúng, làm thận trọng nhưng phải nhanh nhất có thể", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh Hoàng thành Thăng Long là di tích đặc biệt, quan trọng của quốc gia, vì vậy TP. Hà Nội, Bộ VHTTDL phải quan tâm hết sức sâu sát.
 
 
Theo Hồng Hà/bvhttdl.gov.vn
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website