nguyendu.org.vn
Loading...

Kinh Phật cách nay 2.000 năm được triển lãm tại Việt Nam


Du khách và Phật tử gần xa được tận mắt chứng kiến bản kinh cổ viết tay trên lá bối còn gần như nguyên nét mực, dù đã có từ 2.000 năm trước.
 
Kinh Phật được bọc trong lồng kính cẩn thận - Ảnh: Văn Dinh
 
Sáng 26-4, Triển lãm Tam tạng kinh Phật khắc trên lá bối khai mạc tại chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
 
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn du khách và Phật tử đã đổ về chùa Huyền Không để được tận mắt chiêm ngưỡng bộ thủ bản kinh Phật cổ xưa có niên đại từ 2.000 năm trước.
 
Ngoài đại diện Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chư tăng trên cả nước, còn có nhiều vị khách quốc tế đến tham dự triển lãm.
 
Đó là ngài trưởng lão Phra Brahmsiddhi - Ủy viên Hội đồng Tăng già tối cao Giáo hội Phật giáo Thái Lan; Ngài trưởng lão Phra Thepbodhivides - trưởng ban Hoằng pháp hải ngoại khu vực Ấn Độ -Nepal cùng những chư tăng, Phật tử và đông đảo phóng viên đến từ Thái Lan, Lào…
 
Bản kinh Phật có những tờ (lá) là các đoạn trong Tạng kinh, Tạng vi diệu pháp, Tạng luật và các bản kinh của Mahayana, tất cả được bọc bởi một lồng kính nhỏ. Đây là những cổ vật được khai quật, có niên đại cách đây khoảng hơn 2000 năm.
 
Những thủ bản triển lãm là một phần trong bộ sưu tập Schoyen (tên nhà sưu tập, học giả người Na Uy) được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy và được Giáo hội Phật giáo Thái Lan đề bạt chính phủ Na Uy cho mượn để triển lãm ở Thái Lan, các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.
 
Hòa thượng Thích Thiện Tâm - phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: ‘‘Nhiều người chắc hẳn chưa quên hai tượng Phật cổ, lớn nhất thế giới đã bị chính quyền Taliban đánh sập ngay năm đầu tiên của thế kỷ 21.
 
Vụ việc đã để lại bao sự bàng hoàng, xót xa và phẫn nộ cho cả thế giới. Cũng chính gần vùng đất có hai tượng Phật bị đánh sập ấy, người ta tìm thấy được những bản kinh cổ viết trên lá bối. Kinh được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan, về sau cổ vật ấy thuộc bộ sưu tập Schoyen lưu giữ tại Na Uy.’’.
Trước đó, khi tham dự hội nghị về Hòa bình thế giới tổ chức tại Học viện Phật giáo quốc tế Sitagu, Sagaing, Myanmar vào tháng 1-2016, Thượng tọa Pháp tông (trụ trì chùa Huyền Không) đã được chiêm bái cổ vật này. Nhận ra tầm quan trọng của cổ vật, thượng tọa liên hệ, trao đổi ý kiến với ông Siam Saenkhat - viên chức của chính phủ Na Uy  để mượn về tổ chức triển lãm tại Việt Nam.
 
Thượng tọa Pháp Tông chia sẻ: ‘‘Thật vui khi bản kinh Phật nằm trong hệ thống di sản văn hóa nhân loại của UNESCO được đem về cố đô Huế, là vùng đất có truyền thống về Phật giáo. Chúng ta đã từng nghe về những cuốn sách cổ được tìm thấy, nhưng xa xưa lắm cũng chỉ nghìn năm nhưng đây là bản kinh Phật có niên đại những 2.000 năm. Đây là một bảo vật vô giá; một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước”.
 
Cuộc triển lãm nhằm chào mừng Festival Huế 2016, sẽ diễn ra đến hết ngày 27-4.
 
 
Theo VanDinh/tuoitre.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website