nguyendu.org.vn
Loading...

Khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam”


Sáng 10/01, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải tới dự và cắt băng khai mạc.

 

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải phát biểu tại Lễ khai mạc trưng bày.

 

Trưng bày là lần đầu tiên giới thiệu có hệ thống về các bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Qua đó giúp khách tham quan có cái nhìn tổng thể về sưu tập Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng và khám phá những câu chuyện lịch sử, văn hóa chuyên sâu, hấp dẫn của mỗi bảo vật. Đồng thời có thêm hiểu biết về tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa, những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, khích lệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

 

Những bảo vật được trưng bày lần này gồm có: Trống Ngọc Lũ; Trống Hoàng Hạ; Thạp Đào Thịnh; Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn; Cây đèn hình người quỳ; Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 - 2500 năm); Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, thế kỷ 3 - 4); Chuông chùa Vân Bản (Thời Trần, thế kỷ 13 - 14); Ấn “Môn hạ sảnh ấn” (Thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5, 1377); Bình vẽ thiên nga (Thời Lê sơ, thế kỷ 15); Bia điện Nam Giao (Thời Lê Trung hưng, năm Vĩnh Trị 4, 1679); Trống Cảnh Thịnh (Thời Tây sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh, 1800); Ấn “Sắc mệnh chi bảo” (Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827); Tác phẩm “Nhật ký trong tù”; Sách Đường Kách mệnh; Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

Cùng với các bảo vật, trưng bày sẽ giới thiệu các tài liệu khoa học liên quan như: bản vẽ, bản dập hoa văn, hình ảnh minh họa… đồng thời sử dụng những kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ 3D trong việc trình chiếu, các clip giới thiệu quá trình phát hiện và nghiên cứu, ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

 

Nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức Lễ đón nhận mô hình hiện vật Pháo do nhân dân làng Đồng Kỵ (tỉnh Bắc Ninh) chế tác hiến tặng. Pháo làm bằng gỗ, đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m được trang trí tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), chạm khắc tinh xảo, sơn son, thếp vàng. Đây là mô hình Di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội làng Đồng Kỵ trong đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

 

 

Theo T.Thủy/Cinet.vn


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website