nguyendu.org.vn
Loading...

Hội thảo khoa học về Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820)


Chiều 22/10, Trường Đại học Đà Lạt phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo khoa học về Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất của ông. Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các nhà giáo, nhà nghiên cứu là hội viên và cộng tác viên của Chi hội Văn nghệ dân gian Lâm Đồng; các giảng viên, nhà khoa học đến từ Viện Văn học và các trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Phú Yên, Đại học Bình Dương, Đại học Đà Lạt.
 
 
Tại buổi hội thảo, các giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã trình bày các bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du - nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, được tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa thế giới (UNESCO) tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán của ông, đặc biệt là truyện Kiều được đánh giá là kiệt tác của nền văn học Việt Nam, đóng góp vào tinh hoa văn hóa của nhân loại. 20 bài viết nói về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như giá trị những tác phẩm của Nguyễn Du như: “Trở lại vấn đề nguồn gốc Truyện Kiều” của PGS.TS Đoàn Lê Giang - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, “Tâm của Nguyễn Du từ thơ chữ Hán đến Văn chiêu hồn” của TS Nguyễn Cảnh Chương - Trường Đại học Đà Lạt, “Nghệ thuật trào phúng trong truyện Kiều” của ThS Nguyễn Ngọc Chiến - Trường Đại học Bình Dương, “Lầu xanh Tú Bà - Cung trầm khốc liệt trong đời Thúy Kiều” của PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - Viện Văn học, “Nhân vật Thúy Kiều nhìn từ văn hóa giới” của ThS Trương Thị Thu Thanh - Trường Đại học Phú Yên… 
 
 
Hội thảo là diễn đàn để các giảng viên, nhà khoa học gặp gỡ, trình bày, thảo luận, đóng góp những thông tin và kiến giải mới, góc nhìn mới về cuộc đời và tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du, góp phần khẳng định, tôn vinh những đóng góp của ông cho nền văn học và văn hóa Việt Nam cũng như thế giới. 
 
 
Theo Tuấn Hương/baolamdong.vn
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website