nguyendu.org.vn
Loading...

Hội thảo khoa học quốc tế lần đầu tiên về gốm cổ Bình Định


Hội thảo khoa học quốc tế “Gốm cổ Bình Ðịnh -  Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ XI - XV)” diễn ra ngày 28/10, tại TP Quy Nhơn đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả quốc tế. 
 
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: nongnghiep.vn
 
Hội thảo đã thu hút trên 80 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Phillipines… cùng nhiều du khách trong và ngoài nước. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 40 tham luận, trong đó có 24 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và 16 tham luận của các học giải đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Phillipines và Brunei…
 
Tại Hội thảo, các học giả đã trình bày những nghiên cứu, phát hiện của mình từ trước đến nay. Nhiều loại hình, đặc trưng, niên đại, vai trò của gốm cổ Bình Định trong lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội Champa và Đại Việt được giải mã. Những tham luận đã làm rõ lịch sử hình thành, phát triển của các trung tâm sản xuất gốm cổ ở tỉnh Bình Định, chủ nhân của các lò gốm; vai trò, vị thế của gốm cổ Bình Định trong hệ thống thương mại biển châu Á và trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; làm sáng tỏ mối quan hệ của vương quốc Vijaya với kinh đô Thăng Long - Đại Việt và với các vương quốc ở Đông Nam Á, Châu Á trong lịch sử…
 
PGS TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành cho biết: “Mục tiêu đặt ra tại hội thảo là các gia trị của trung tâm gốm Bình Định – Vương triều Vijaya. Trước những phát hiện từ quá trình nghiên cứu chứng minh rằng, gốm cổ Bình Định không những sản xuất ra để phục vụ cho thị trường trong nước mà đã được đưa đi các thị trường quốc tế. Qua con đường nghiên cứu về gốm sứ ở trên biển, có thể thấy gốm cổ tại Bình Định đã cùng với Đại Việt, Thái Lan đi đến các nước giàu có trên thế giới ở thế kỷ 15, phần lớn là các nước hồi giáo Innodexia, Philipin, Ai Cập…
 
Những phát hiện sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể và chính xác nhất về gốm cổ Bình Định từ Vương triều Vijaya, góp phần khẳng định giá trị chiều sâu của gốm cổ Bình Định. Qua đó, Bình Định sẽ có hướng đi rõ ràng hơn trong chiến lược quy hoạch bảo tồn gốm cổ góp phàn thúc đẩy về kinh tế du lịch trong tương lai.
 
PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Thành cũng ghi nhận nhiều mặt thành công của Hội thảo. Trong đó, có việc trao đổi sâu hơn về vấn đề niên đại, chủ nhân của các lò gốm cổ ở Bình Định, dù điều này vẫn còn chưa thống nhất, cần có sự nghiên cứu thêm. Sự giao lưu ảnh hưởng văn hóa Champa đến Thăng Long - Đại Việt và ngược lại, lần đầu được trao đổi trên diện rộng, có nhiều nghiên cứu giá trị.
 
Những công trình nghiên cứu trình bày trong Hội thảo đã góp phần làm rõ thêm về xuất khẩu gốm cổ Bình Định trong hệ thống thương mại biển châu Á và trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á ở thế kỷ XV. Hội thảo cũng đã gợi mở những vấn đề mới để nghiên cứu một cách khoa học hơn, toàn diện hơn...
 
 
Theo Lan Phạm/Cinet.vn 
 

Tin tức sự kiện

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website