nguyendu.org.vn
Loading...

Hội nghị triển khai nhiệm vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019.


Sáng 15/01, Sở VHTT&DL đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VHTT&DL năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
 
 
Năm 2018, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình có bước phát triển về chiều sâu và chất lượng, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tiêu biểu là một số hoạt động như: tham mưu ban hành được  Nghị quyết số 93/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo; tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa thể thao, có sức lan tỏa lớn, tạo nên những dấu ấn đậm nét trong đời sống xã hội:  Lễ Kỷ niệm 240 năm ngày sinh, 160 năm ngày mất Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ; Lễ công bố Hoàng Hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO; Lễ đón bằng công nhận Lễ hội Đền Chiêu Trưng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;  Đại hội thể dục, thể thao các cấp và toàn tỉnh lần thứ VIII; giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup lần thứ 15; Liên hoan Ca Trù toàn quốc năm 2018 tại Hà Tĩnh, Liên hoan  Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh liên tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An…Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được triển khai có hiệu quả, tạo được chuyển biến tích trong đời sống xã hội. Năm 2018 công nhận 475 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Toàn tỉnh có 321.448/372.162 gia đình văn hóa (đạt 86,37%); có 1862/2115 thôn, thôn, tổ dân phố văn hóa (đạt 88,04%), Thể thao Hà Tĩnh ngày càng khẳng định trên đấu trường khu vực và quốc tế, tham gia 38 giải đạt 155 huy chương (54 HCV, 48 HCB và 53 HCĐ), trong đó có 13 giải quốc tế giành được 42 huy chương (11 HCV, 10 HCB, 03 HCĐ); đặc biệt, vận động viên Trần Thị Thêm giành HCB tại ASIAS 2018, HCV tại giải vô địch thế giới môn Pencat Silat; bóng chuyền Hà Tĩnh tiếp tục giữ hạng các đội mạnh quốc gia. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc. Tổng lượng khách đến Hà Tĩnh đạt 1.600.000 lượt (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó, khách quốc tế đạt 25.000 lượt (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017), khách nội địa đạt 1.575.000 lượt (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017). Doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 5.601,14 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017).
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn và giải pháp khắc phục trên lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Trong đó, nhiều ý kiến đề cập đến những khó khăn về kinh phí trong công tác tu bổ di tích, xây dựng hoạt động cho các câu lạc bộ dân ca ví giặm, xây dựng thiết chế văn hoá thể thao cơ sở, hạ tầng tại các khu điểm du lịch; tính hình thức trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; phong trào rèn luyện thân thể chưa đồng đều; hiệu lực quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực như quảng cáo, karaoke… còn hạn chế; thể tích thành tích cao tuy vượt kế hoạch nhưng lại thiếu tính bền vững; năng lực cạnh tranh du lịch còn thấp…
 
Năm 2019, ngành VH-TT&DL đặt ra mục tiêu toàn tỉnh có 875 gia đình đạt danh hiệu văn hoá, 89% thôn, tổ dân phố văn hoá; 43% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 90% nhà văn hoá, 80% khu thể thao xã, phường, thị trấn đạt chuẩn; 90% nhà văn hoá, khu thể thao thôn đạt chuẩn; thêm 20 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; thành lập thêm tối thiểu 35 câu lạc bộ dân ca ví, giặm; có 33,7% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 24,1% gia đình thể thao; tham gia 30 - 35 giải quốc gia, giành 90 huy chương các loại; phấn đấu thu hút 1.700.000 lượt khách du lịch, doanh thu 6000 tỉ đồng.
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đánh giá cao công tác phối hợp của Sở VHTT&DL trong tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao lớn; công tác tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành nhiều đề án, nghị quyết quan trọng về bảo tồn, phát huy di sản, về chính sách cho phát triển du lịch, thể thao…Tuy nhiên đồng chí cũng đề nghị ngành cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;  công tác quản lý nhà nước về văn hoá đặc biệt là dịch vụ văn hóa có lúc còn chưa nghiêm; hoạt động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ… chưa đạt hiệu quả cao.Thời gian tới, đề nghị Sở VH-TT&DL cần chủ động tham mưu với UBND tỉnh, HĐND tỉnh để ban hành các nghị quyết, phê duyệt các đề án về các lĩnh vực của ngành; hoàn thành đề án và ra nghị quyết về “Xây dựng, phát triển văn hoá và con người Hà Tĩnh đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững”; tập trung khai thác tiềm năng du lịch; phát triển sâu rộng hơn nữa phong trào thể thao quần chúng.
 
 
 
 
Tại hội nghị, Sở VH-TT&DL đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VH-TT&DL cho Trung tâm VH-TT&DL huyện Nghi Xuân, Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh cho Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du; trao bằng khen của Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh cho 23 tập thể và cá nhân xuất sắc.
 

Nhân dịp này, Sở VH-TT&DL cũng trao giải cho 11 tác giả đạt giải Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Hà Tĩnh trong tôi" và "Video clip Hà Tĩnh trong tôi" năm 2018 .

 

 

Theo sovhttdl.hatinh.gov.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website