nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

GIẢNG VĂN TRUYỆN KIỀU


Cuốn sách này nằm trong khuôn khổ ké hoạch ấn loát của Nhà xuất bản Giáo dục, đồng thời cũng là tam nguyện của chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng nói vào việc nghiên cứu và giảng dạy Truyện Kiều. Cơ sở nói trên cho phép chúng tôi trình bày một số ý kiến liên quan đến mục tiêu, nội dung và phương pháp biên soạn như sau:

Đối tượng phục vụ chủ yếu của chúng tôi là sinh viên Ngữ văn, giáo viên Văn học bậc phổ thông cơ sở và trung học. Đây là một cuốn sách để tham khảo đối với công việc giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn có được một đối tượng độc giả rộng rãi hơn trên con đường thể nghiệm nghiên cứu Truyện Kiều của cá nhân.

Vì lí do trên, chúng tôi xin phép được xác định yêu cầu tiếp cận tác phẩm trên cơ sở một quan niệm rộng rãi về giảng văn ở các phương diện sau đây:

I.    Về sự lựa chọn văn bản tác phẩm.
1.    Chúng tôi đưa vào đây những đoạn trích giảng Truyện Kiều trong Chương trình bậc phổ thông (Cơ sở và trung học), và ở một phạm vi nào đó, theo chương trình bậc đại học. Chúng tô cũng dưa vào đây một số đoạn trích không nằm trong chương trình ở nhà trường nhưng theo nhận thức chủ quan, có ý nghĩa nhất định đối với yêu cầu nghiên cứu và giảng dạy Truyện Kiều.

2.    Chúng tôi đã lựa chọn các văn bản tác phẩm sau để biên soạn cuốn sách này:

–    Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 1996
–    Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Lê Thước – Trương Chính giới thiệu, chú thích phiên dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1965.
–    Thanh Tâm tài nhân, Truyện Kim Vân Kiều, Nguyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức Vân dịch, Nguyễn Hữu Sơn giới thiệu. NXB Hải Phòng, 1994.

II.    Về phương pháp và nội dung tiếp cận tác phẩm

Trình tự, hệ thống và “phong cách” của từng bài viết có thể có những điểm khác biệt nhất định. Nhìn chung, các bài viết cố gắng đi theo một trìh tự, một hệ thống tạm gọi là “cổ điển nhà trường”, nhưng cũng có những bài bình giảng đi theo một trình tự, một hệ thống ít nhiều có tình chất “ngẫu hứng” ở phương diện này hay phương diện khác. Các bài viết chỉ là sự lĩnh hội – sự cảm thụ và nhận thức – của cá nhân với những giới hạn nhất định trong năng lực chủ quan và điều kiện biên soạn. Nghiên cứu và phê bình văn học hiện đại đã có một mệnh đề với hai khái niệm có thể để cho chúng ta suy nghĩ “Văn bản (là) duy nhất – Tác phẩm (là) muôn vàn” (Texte unique – Qeuvre multiple). Tất nhiên không thể vì mệnh đề này mà một người nghiên cứu và giảng dạy Văn học có thể đưa ra những bình luận, những phân tích, những lí giải phi logic, phản khoa học hay lập dị ngược đời. Người viết chỉ mong muốn chia sẻ sự lĩnh hội của bản thân để hi vọng sẽ tiếp nhận được những hồi âm phê bình nhận xét của các học sinh, sinh viên, các đồng nghiệp và các độc giả rộng rãi là những người yêu thích Truyện Kiều.

Trong nôi dung biên soạn, chúng tôi sẽ chỉ trình bày những bài viết của chúng tôi – những phần chú thích, hướng dẫn giảng dạy đã có ở trong sách giáo khoa các cấp. Trong các bài viết có một số đã được công bố trong các công trình trước đây. Nay tập hợp vào đây và có sửa chữa ít nhiều.

Nhân đây, tôi cũng mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới những sinh viên Khoa Ngữ văn trước đây, - những người đã và đang là đồng nghiệp của chúng tôi, đã từng tham dự các bài giảng của tôi; trân trọng cảm ơn các thính giả và học viên tự do trong đó có các vị lão thành say mê văn học, các sĩ quan quân đội thuộc các lớp văn hóa ở thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, những chị em phụ nữ ở miền Bắc và những phụ nữ, những bà má, những nữ du kích Củ Chi tại thành phố Hồ Chí Minh sau này giải phóng mà tôi đã có hạnh phúc và vinh dự được nói chuyện về Truyện Kiều. Tôi mong muốn cuốn sách này là một món quà nhỏ gửi tới các bạn, những người đã chia sẻ với chúng tôi một nguồn cảm hứng sâu sắc, thiết tha của cộng đồng đói với kiệt tác của đại thi hào họ Nguyễn.
Chúng tôi mong đợi những ý kiến phê bình nhận xét của quý vị độc giả.

MỤC LỤC


Lời nói đầu                                                                                                                                
Phân tích Truyện Kiều theo phương hướng tiếp cận thi pháp học và ngôn ngữ học.   
–    “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…”                                                              
–    “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân…”                                                                           
–    “Thanh minh trong tiết tháng ba…”                                                                                
–    “Người quốc sắc, kẻ thiên tài…”                                                                                     
–    “Giờ lau ngã giá vàng ngoài bốn trăm…”                                                                    
–    “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân…”                                                                             
–    “Buồn trông cửa biển chiều hôm…”                                                                              
–    “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san…”           
–    “Thực tạng bắt được dường này…”              
–    “Một lời đã biết đến ta…”                  
–    “Trường hùm mở giữa trung quân…”            
–    “Anh hùng tiếng đã gọi rằng …”             
–    “Trong mình nghĩ đã có người thác oan…”           
–    “Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai…”               
–    “Mười lăm năm mới bây giờ là đây…”  


Sách