nguyendu.org.vn
Loading...

Di sản văn hóa- nguồn lực phát triển du lịch bền vững.


Di sản văn hóa là nguồn lực để phát triển du lịch bền vững nếu biết khai thác và có chính sách quản lý hiệu quả.
 
Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Khoa học “Di sản văn hóa với Chiến lược phát triển bền vững” vừa được Bộ VHTTDL, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức ngày 1/3 tại Hà Nội.
 
Văn hóa là tài nguyên
 
Với kho tàng di sản văn hóa khổng lồ (gần 40 ngàn di sản vật thể, 60 ngàn di sản phi vật thể), trong đó, các di sản văn hóa thế giới cũng như nhiều di tích lịch sử- văn hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Tiêu biểu như: Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, khu di tích Mỹ Sơn, Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng…
 
Hội thảo Khoa học “Di sản văn hóa với Chiến lược phát triển bền vững” do Bộ VHTTDL và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức (ảnh Minh Khánh)
 
Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với gần 8.000 lễ hội trong đó hơn 3.000 lễ hội dân gian thể hiện rõ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Nhiều lễ hội lớn và đặc sắc như Đền Hùng, Chùa Hương, Hội Gióng, Hội Bà Chúa Xứ An Giang, Phủ Dầy… đã trở thành những tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đặc sắc để quản bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
 
Trong những năm gần đây, việc khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch ngày càng được coi trọng và đạt kết quả khả quan. Di sản văn hóa mang lại một nguồn thu lớn cho phát triển.
 
 
Năm 2015, Vịnh Hạ Long đón trên 2.5 triệu lượt khách, thu từ vé tham quan khoảng 540 tỷ đồng; Quần thể Danh thắng Tràng An đón trên 5 triệu lượt khách, thu từ phí tham quan danh thắng, phí chở đò và các dịch vụ khác khoảng 675 tỷ đồng; Quần thể di tích cố đô Huế đón khoảng 2 triệu lượt khách, thu từ vé tham quan 207 tỷ đồng, Phố cổ Hội An đón khoảng 1,2 triệu khách, thu từ vé tham quan đạt 125 tỷ đồng; Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đón khoảng 740 ngàn lượt khách, doanh thù từ phí tham quan đạt khoảng 140 tỷ đồng.
 
GS. TSKH Lưu Trần Tiêu- Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, cùng với nguồn lực trên, với gần 8000 lễ hội hàng năm trong cả nước, nếu quản lý tốt và đúng hướng, sẽ là một nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội bền vững của các địa phương.
 
Theo PGS.TS Từ Thị Loan- Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cho rằng, mặc dù với tiềm năng di sản phong phú như vậy nhưng việc khai thác di sản văn hóa vào phát triển du lịch ở nước ta còn kém xa so với các nước ngay cả trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia.
 
Những hạn chế theo PGS.TS Từ Thị Loan, đó là cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, tình trạng xâm hại cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vẫn còn, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo,chất lượng nguồn nhân lực yếu, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của di sản văn hóa chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được hấp dẫn mạnh mẽ…
 
Cần có nhận thức văn hóa làm kinh tế.
 
Để nâng cao hiệu quả gắn kết giữa khai thác di sản với phát triển bền vững, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt là thay đổi nhận thức về văn hóa. Theo đó, văn hóa không chỉ là ăn, chơi, văn hóa chính là làm ra kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
 
Theo PGS.TS Từ Thị Loan, cần quan tâm những vấn đề như: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển bền vững du lịch văn hóa; Huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho việc khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa và khai thác du lịch; Nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững.
 
Di sản văn hóa mang lại một nguồn thu lớn cho phát triển (ảnh minh họa- Minh Khánh)
 
TS Dương Văn Sáu- Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “Trong quá trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như hiện nay, kinh tế du lịch đã và đang khai thác nguồn lực di sản văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của đông đảo các đối tượng du khách khác nhau. Biến di sản thành tài sản, tạo ra sự phát triển du lịch bền vững rất cần làm tốt công tác quản lý di sản trong phát triển du lịch”.
 
Công tác quản lý di sản để phát triển du lịch theo TS Dương Văn Sáu cầm thực hiện các nội dùng như: Quản lý đường lối chính sách phát triển di sản văn hóa trong phát triển du lịch; Quản lý đội ngũ nhân sự tham gia công tác quản lý di sản văn hóa; Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị bị thuật phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa; Quản lý hệ thống dịch vụ phục vụ du khách tại các điểm di sản văn hóa; Quản lý tài chính trong quá trình khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
 
Theo TS Dương Văn Sáu, các nội dung quản lý này chính là những biện pháp cụ thể của hai quá trình “Kinh tế hóa Văn hóa” và “Văn hóa hóa Kinh tế” diễn ra đồng thời trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay.
 
Đồng quan điểm này, GT.TSKH Lưu Trần Tiêu cho rằng, với một quốc gia, lượng khách lớn đến tham quan du lịch là quan trọng nhưng quan trọng hơn là việc tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, độc đáo riêng có của từng di sản văn hóa. Cùng với đó là cách tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn, tạo được ấn tượng tốt đẹp và sự hài lòng của du khách với “phương châm” thu được “đồng xu cuối cùng” trước khi họ về nhà hoặc lên máy bay về nước./.
 
 
Theo Hà An/Toquoc.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website