nguyendu.org.vn
Loading...

Đền thờ Nguyễn Văn Trình đón bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.


Đền thờ Nguyễn Văn Trình (xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) đươc công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Lễ đón nhận bằng công nhận di tích được tổ chức vào sáng ngày 17/4/2016.
 

Ảnh: Đình Thi

 

Nguyễn Văn Trình (1872 - 1949) người làng Kỳ Trúc, xã Kiệt Thạch, tổng Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc. Khoa thi Mậu Tuất (1898) ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, sau đó trải qua nhiều chức vụ từ Tri phủ Hưng Nguyên, Tri phủ Anh Sơn, Đốc học Thừa Thiên, Quốc sư Quốc Tử giám, Tả Thị Lang Bộ Hình v.v.. Ông cũng chủ biên các dầu sách như Hưng Quốc Biểu lục, Bang giao Kỷ yếu, Thạch Thất thi tập. Ông còn viết một số sách về lịch sử nước nhà (Nam Quốc vĩ nhân, Hồng Lam thắng cảnh, Tục ngữ dân ca) ... Chức quan cao nhất ông đảm nhận là Tả thị Lang Bộ Hình, sau đó vua Bảo Đại phong “Thượng thư Bộ Hình trí sĩ”.
 
Năm 1947, Nguyễn Văn Trình được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh và Ủy viên Khu hội Liên khu IV, tích cực vận động nhân dân xây dựng hậu phương vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
 

Ông đã có những đóng góp rất đáng được trân trọng cho sự phát triển lịch sử dân tộc.

 
Việt Anh

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website