nguyendu.org.vn
Loading...

Công nhận thêm 24 bảo vật quốc gia


Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 6, năm 2017) cho 24 hiện vật, nhóm hiện vật.
 
 
 24 hiện vật, nhóm hiện vật gồm:
 
1- Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An).
2-  Muôi có cán hình tượng voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An).
3- Đàn đá Lộc Hòa (Niên đại: Khoảng gần 3000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước).
4- Bộ khuôn đúc Nhơn Thành (Niên đại: Thế kỷ I - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Cần Thơ).
5- Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn (Niên đại: Thế kỷ VII - VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An).
6- Phù điêu Phật Chămpa Tây Nguyên (Niên đại: Thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai).
7- Tượng Thần Vishnu Gò Thành (Niên đại: Thế kỷ VI - VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang).
8- Cặp tượng chim thần Garuda diệt rắn Tháp Mẫm (Niên đại: Giữa thế kỷ XIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định).
9- Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích (Niên đại: Thế kỷ XI, hiện lưu giữ tại Chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
10- Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu (Niên đại: Thế kỷ XVIII, hiện thờ tại Chùa Dâu, Chùa Phi Tướng, xã Thanh Khương; Chùa Dàn, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
11- Cột đá chạm rồng chùa Dạm (Niên đại: Thế kỷ XI, hiện lưu giữ tại Chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
12- Bia “Đại Việt Lam Sơn Dụ Lăng Bi” hay “Bia lăng vua Lê Hiến Tông” (Niên đại: Cuối thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa).
13- Hệ thống bia ma nhai Động Kính Chủ (Niên đại: Thế kỷ XIX- đầu XX, hiện lưu giữ tại Di tích Động Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).
14- Bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” (Niên đại: Năm 1607, niên hiệu Hoằng Định thứ 8, hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
15- Bia hộp đá Đồi Cốc thời Mạc (Niên đại: Năm 1549, hiện lưu giữ tại Đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
16- Hai cánh cửa chạm rồng Chùa Keo (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
17- Long sàng trước Nghi môn ngoại và trước Bái đường Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
18- Mộc bản Chùa Bổ Đà (Niên đại: Giữa Thế kỷ XVIII - XIX - đầu XX, hiện lưu giữ tại Chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
19- Ngọc tỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh (Niên đại: Năm 1847, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
20- Bình phong sơn mài “Thiếu nữ và phong cảnh” (Niên đại: Năm 1939, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
21- Tranh “Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc” (Niên đại: Năm 1980, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
22- Tranh sơn mài “Gióng” (Niên đại: Năm 1990, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
23- Tranh “Thanh niên thành đồng” (Niên đại: 1967 - 1978, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh).
24- Tàu vận tải quân sự số hiệu HQ671 (Niên đại: Kháng chiến chống Mỹ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải quân).
 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
 
 
Theo Phương Nhi/chinhphu.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website