nguyendu.org.vn
Loading...

Bia đá chùa Trường Ninh


Trong khuôn viên Khu lưu niệm Nguyễn Du còn lưu giữ được 3 tấm bia đá, một trong những  bia đá cổ nhất có niên đại trên 400 năm nằm ở vị trí trước nhà Bình văn - đó là bia đá của Chùa Trường Ninh.
 
 
Theo Nghi Xuân Địa Chí của Đông Hồ Lê Văn Diễn: Chùa Trường Ninh ở xã Tiên Điền tương truyền nguyên xưa, các em chăn trâu chơi đùa, đắp thành một mô đất, đốt hương cúng Bái, cầu xin thấy được việc. Dân làng nhân đó lập chùa thờ. Khoảng năm Hoàng Định nhà Lê(1601-1609), Đoan quận công người làng đó cho tu sửa lại chùa, dựng bia khắc chép việc sửa chùa. Sau chùa bị cháy, Nghi đình hầu là Nguyễn Đề cho sửa chữa lại. Người ta kể lại rằng: ngày xưa, người già cả trong làng, ai đến lứa tuổi 52, phần lớn đều gặp điều bất lợi. Trong làng có 5 cụ đến tuổi đó biện lễ đến cầu yên ở chùa thì cả 5 cụ đều được yên ổn, sang đầu năm sau các cụ đó lên tuổi 53 họ làm xôi gà đến chùa lễ tạ.Từ đó trở thành lệ làng. Từ ngày 12 đến ngày rằm tháng giêng hằng năm, mỗi thôn được chia lượt 1 ngày lễ chùa. Khi các thôn lễ phật xong, toàn xã về họp mặt ở đình Tiên uống rượu, ngâm thơ, mừng thọ chung vui ( tục mừng thọ, ngâm thơ đến nay vẫn duy trì). Tục lệ đó được các vùng bên lân cận khen hay. Năm Quí Tỵ (1772) đời Cảnh Hưng, Toản quận công Nguyễn Khản vừa tròn 52 tuổi ông tỏ ta không chịu theo lệ đó nhưng dân làng không bằng lòng, cuối cùng ông cũng phải theo. Có một năm trong lễ mừng thọ đầu năm Nguyễn Tử Kính (Nguyễn Hành gọi Nguyễn Du bằng chú) làm giúp xã một bài thơ mừng thọ ông Chánh xã là Lê Thai trong đó có câu:
 
Tự nhiên tục lệ lâu đời
Nét riêng, riêng một bầu trời Trường Ninh
 
Và:
 
Nấc thang cần cán mừng ông
Hai mươi năm đã có công với làng.
 
Chùa Trường Ninh xưa đến nay không còn, dấu tích còn lại duy nhất chỉ là tấm bia đá cổ có kích thước cao:1,10m; rộng: 0,70m; dày: 0,16m. Bia được đặt trên lưng con rùa, có kích thước dài 1,30m; rộng: 0,80m; cao 0,25m, đầu rùa ngẩng cao phía trước rất sống động, trán bia hình cong bán nguyệt, chính giữa trán bia có lưỡng long chầu nguyệt, diềm bia được trang trí, chạm khắc hoa văn dây leo, không cầu kỳ, mặt văn bia khắc chữ ghi lại sự tích và nói rõ quá trình tu sửa chùa, dựng bia Trường Ninh thời đó. Hiện nay chữ khắc trên bia đã bị mờ, chỉ còn đọc được một số dòng, bia không có mái che, đang bị bào mòn theo thời gian. Chân của bia có hình hoa đồng tiền và trang trí họa tiết xung quanh.
 
Bia đá là di vật chứng minh cho sự hiện diện của ngôi chùa cổ, cùng các tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến nó. Bên cạnh đó cho chúng ta hiểu thêm về sự kết nối của cộng đồng làng xã, đặc biệt có sự hiển diện của những người đỗ đạt thành danh có chức vụ, vị thế trong triều đình, làng cổ xưa đều có đóng góp về công sức, của cải xây dựng quê hương và chăm lo, đời sống tinh thần cho nhân dân, luôn gắn liền với truyền thống văn hóa của quê cha đất tổ như:  Nguyễn Khản, Nguyễn Đề, Nguyễn Hành, Đông Hồ Lê Văn Diễn…
 
Đối với đời sống văn hoá tâm linh, người dân quan niệm rằng  niệm rằng đây là bia giải hạn nên nhiều người đến tuổi hạn đã tìm đến đây sắm sửa lễ vật, thành tâm hương khói để cầu mong về sức khoẻ được bình an, may mắn.
 
Chùa Trường Ninh nay được khôi phục, nhưng bia đá vẫn mãi trong tâm thức của người dân là vật cổ, vật chung của dân làng để gìn giữ, tôn kính, là điểm linh thiêng thu hút du khách cần được bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đó.
 
 
Lê Vân
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.org.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.org.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website